VAI TRÒ CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TIÊU HÓA

VAI TRÒ CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TIÊU HÓA

VAI TRÒ CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TIÊU HÓA
Đặng Quốc Việt*, Trần Công Duy Long*, Võ Tấn Đức**, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Văn Hải*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Chảy máu tiêu hóa là một cấp cứu nguy hiểm. Nội soi tiêu hóa có thể cầm máu trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nội soi thất bại hoặc vị trí khó can thiệp. Can thiệp nội mạch đóng vai trò là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu có hiệu quả trong các trường hợp này.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các trường hợp được chỉ định can thiệp nội mạch điều trị chảy máu tiêu hóa, tỉ lệ thành công, tai biến, biến chứng của kỹ thuật này.

Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca.

Kết quả: Từ tháng01/2017 đến tháng 12/2018, có 26 lượt can thiệp nội mạch trên 23 bệnh nhân được thực hiện, trong đó chảy máu tiêu hóa trên là 12 trường hợp, chảy máu tiêu hóa dưới 14 trường hợp. Có 20 trường hợp phát hiện thoát mạch hay bất thường mạch máu trên hình chụp mạch máu. Tỉ lệ thành công về kỹ thuật là 95% (19/20 trường hợp can thiệp), thành công cầm máu là 89,5 % (17/19 trường hợp, có 1 trường hợp can thiệp 2 lần). Tỉ lệ tai biến biến chứng là 0%.

Kết luận: Can thiệp nội mạch trong điều trị chảy máu tiêu hóa là một kỹ thuật hiệu quả với tỉ lệ thành công cao và an toàn với tỉ lệ tai biến, biến chứng rất thấp.

Chảy máu tiêu hóa (không liên quan tăng áp lực tĩnh mạch cửa) luôn là một cấp cứu Nội – Ngoại khoa nguy hiểm, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Với sự phát triển của nội soi tiêu hóa, phần lớn các thương tổn chảy máu có thể được điều trị tốt. Dù vậy, vẫn có một tỉ lệ nhỏ chảy máu lại hoặc thương tổn chảy máu ở vị trí khó tiếp cận qua nội soi (chảy máu từ ruột non), có thể cần phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật cấp cứu khá cao, từ 10 – 30%(2,4).
Mặc dù kỹ thuật can thiệp nội mạch để cầm máu được lần đầu tiên mô tả năm 1972(14), nhưng gần đây, kỹ thuật này mới được phát triển rộng rãi, có thể áp dụng cho những bệnh nhân nặng, không có khả năng trải qua phẫu thuật.
Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của can thiệp nội mạch so với phẫu thuật trong điều trị chảy máu tiêu hóa thất bại với nội soi cầm máu, cho thấy can thiệp nội mạch có những điểm vượt trội hơn và mặt xâm lấn tối thiểu, nhất là trên bệnh nhân có tổng trạng nặng(1,3,5)

VAI TRÒ CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TIÊU HÓA

Leave a Comment