Vai trò của điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái khi đối chiếu với siêu âm Tim

Vai trò của điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái khi đối chiếu với siêu âm Tim

Tình trạng  phì đại  thất  trái  (PĐTT) trên  điện tâm đồ là một dấu hiệu có liên quan với tử suất và bệnh  suất  của  bệnh  tim mạch  [4]. Bảng  điểm Romhilt – Estes chẩn đoán PĐTT được coi như một trong những tiêu chuẩn có độ tin cậy cao và được ứng dụng rộng rãi nhất [6]. Trong thực hành lâm sàng, siêu âm tim được coi là phương pháp có giá trị nhất để chẩn đoán PĐTT [1], nhưng siêu âm lại không thích hợp với những điều tra quy mô lớn ở cộng đồng do đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, cồng kềnh,  chi phí cao. Vậy  liệu  có  thể  sử dụng  điện tâm đồ để phát hiện PĐTT tại cộng đồng hay không?  Xuất  phát  từ  câu  hỏi  trên,  húng  tôi  tiến hành một nghiên cứu tại cộng đồng, lồng ghép trong nghiên cứu về dịch tễ học suy tim của viện Tim Mạch Việt Nam, nhằm mục tiêu:

1. Đánh  giá  độ  nhạy,  độ  đặc  hiệu  của  thang điểm Romhilt – Estes trong chẩn đoán phì đại thất trái trên điện tâm đồ, đối chiếu với siêu âm tim.

2. Tìm hiểu  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm này

II. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ nghiên cứu về dịch tễ học suy tim của viện Tim Mạch Việt Nam, chúng tôi khám lâm sàng, đo các chỉ số nhân trắc học, làm điện tâm  đồ  và  siêu  âm  tim cho 374 đối  tượng  (146 nam, 228 nữ)  được  lựa  chọn  ngẫu  nhiên  trong cộng đồng.

1. Phương pháp điện tâm đồ

Đánh giá PĐTT trên điện tâm đồ theo bảng điểm Romhilt – Estes: Sóng R hoặc S ở chuyển đạo ngoại biên ≥ 20 mm hoặc SV1/SV2 ≥ 30 mm hoặc RV5/V6 ≥ 30 mm (3 điểm); Đoạn ST – T trái chiều phức  bộ  QRS, khi không  dùng  digitalis (3 điểm) hoặc có dùng digitalis (1 điểm); Dấu hiệu dày nhĩ trái ở V1: pha thứ 2 của sóng P sâu ≥ 1 mm; rộng ≥ 40 ms (3 điểm); Tim trục trái: trục điện tim lệch trái ≥ 300 (2 điểm); Thời gian QRS ≥ 90 ms ở V5/ V6 (2 điểm); Thời gian nhánh nội điện ở V5/V6  ≥ 50 ms (1 điểm). Kết luận có PĐTT khi điểm Rom- hilt – Estes ≥ 4 [10].

2. Phương pháp siêu âm tim

Sử dụng siêu âm tim làm tiêu chuẩn vàng trong đánh giá phì đại thất trái. Trên siêu âm TM, tính khối lượng cơ thất trái theo công thức của Deve- reux, tính diện da cơ thể (m2) theo công thức của Dubois D. Tính chỉ số khối cơ thất trái LVMI = LVM/BSA. Kết luận có PĐTT khi LVMI ≥ 131 g/m2 ở  nam hoặc  LVMI ≥  100 g/m2   ở  nữ,  theo tiêu chuẩn của Levy D. từ nghiên cứu Framingham [6].

Siêu âm tim được coi là phương pháp có giá trị nhất để chẩn đoán phì đại thất trái (PĐTT), nhưng điện tâm đồ lại có ưu thế là cơ động, giá thành rẻ, dễ thao tác. Mục tiêu: (1) Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của điện tim trong chẩn đoán PĐTT, khi đối chiếu với siêu âm tim, (2) Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy, độ đặc hiệu của điện tâm đồ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: làm điện tâm đồ và siêu âm tim cho 374 đối tượng trên 25 tuổi ở ba tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, sử dụng bảng điểm Romhilt – Estes và chỉ số khối cơ thất trái đánh giá tình trạng PĐTT trên điện tâm đồ và trên siêu âm tim. Kết quả: độ nhạy của điện tim là 35,8%, độ đặc hiệu 90,3%, xác suất chẩn đoán đúng là 82,6%. Yếu tố tuổi và giới tính ảnh hưởng đến giá trị chẩn đoán của điện tim. Kết luận: điện tâm đồ chẩn đoán PĐTT có độ nhạy không cao nhưng độ đặc hiệu rất cao.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment