Vai trò của điều trị không phẫu thuật trong chấn thương thận kín ở trẻ em

Vai trò của điều trị không phẫu thuật trong chấn thương thận kín ở trẻ em

Mục tiêu:nghiên cứu vai trò của điều trị không phẫu thuật (ĐTKPT) ở trẻ em bị chấn thương thận kín(CTTK). Đối tượng nghiên cứu:tất cả bệnh nhân (BN) với chẩn đoán CTTK đã được điều trị tại bệnh viện nhi trung ương từ tháng 1/2000 đến hết tháng 12/2007. Phương pháp nghiên cứu:hồi cứu mô tả loạt ca bệnh. Các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, phương pháp điều trị và kết quả được phân tích. Mức độ tổn thương thận được phân loại theo Hội phẫu thuật chấn thương Mỹ.  Kết quả:trong tống số 33 BN được nghiê n cứu với tuổi từ 1,5 – 14 tuổi có 25 BN với mức độ tổn thương nhẹ (độ 1 – 3) và 8 BN mức độ tổ n thương nặng (độ 4 – 5). ĐTKPT được áp dụng trên 31/33 BN (94%), 29 trong số đó (93,5%) được ra viện trong trạng thái sức khỏe tốt mà không cần can thiệp gì thêm với thời gian nằm viện trung bình 7 ngày. Trong số 4 BN phải phẫu thuậ t (2 BN tổn thương độ 4 không đáp ứng ĐTKPT và 2 BN tổn thương thận độ 5 được chỉ định mổ sớm), 3 BN phải cắt thận. ĐTKPT có kết quả tốtở 100% BN tổn thương thận mức độ nhẹ, trong khi 50% BN tổn thương thận mức độ nặ ng phải phẫu thuật. Theo dõi lâu dài sau ĐTKPT, it nhất 2/6 BN (33,3%) thận tổ n thương nặng bị teo và mất chức năng.  Kết luận:ĐTKPT có thể ứng dụng an toàn và hiệu quả cho các BN bị CTTK mức độ nhẹ và một số BN mức độ nặng (chủ yếu độ 4). Cần có thêm những nghiê n cứu để tìm phương pháp điều trị nâng cao kết quả bảo tồn chức năng thận cho các BN tổn thương thận nặng, đặc biệt là độ 5.

Tổn thương thận do chấn thương ở trẻ em có tớ i 90% cá c trường hợp là do chấ n thương bụng kín. So vớ i ngườ i lớn, thận ở trẻ em dễ bị chấn 

thương hơn do thể tích tương đố i so vớ i cơ thể lớ n  hơn,  di  động  hơn,  thà nh  bụ ng  và  bao  mỡ quanh thận mỏ ng hơn, vai trò bảo vệ củ a xươngsườn  ké m  hơn  3.  Chẩn  đoá n  và  điề u  trị  chấn thương  thận  kín  (CTTK)  gặ p  khó  khă n  không chỉ  do  thận  nằm  sâ u  sau  phúc  mạ c,  nhu  mô thận đượ c tướ i máu tố t dễ chả y má u mà cò nvì có hệ thống đà i bể thậ n chứ a nước tiể u. Trong nhữ ng năm gầ n đâ y điề u trị khô ng phẫ u thuậ tĐTKPT) trong CTTK đã đượ c ứ ng dụng rộ ng rã i trê n  thế  giớ i,  tuy  nhiên  hiệ u  quả  điề u  trị  xê dịch đáng kể ở cá c trung tâ m khá c nhau [2; 4;8; 9]. Chỉ định áp dụ ng DTKPT cũng còn nhiều tranh  cã i,  đặ c  biệ t  trong  cá c  CTTK  mứ c  độ nặng.  Ở  Việ t  Nam,  đặ c  biệ t  là  ở  trẻ  em  vẫncò n chưa có nhiề u nghiên cứ u về vấn đề nà y. 

Vì  vậ y  chú ng  tô i  tiến  hà nh  nghiên  cứ u  nà y nhằ m mụ c tiêu:

Đánh  giá  vai  trò  ĐTKPT  trong  CTTK  trên các bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment