Vai trò của enteropathogenic escherichia coli trong bệnh tiêu chảy ở trẻ em Hà Nội

Vai trò của enteropathogenic escherichia coli trong bệnh tiêu chảy ở trẻ em Hà Nội

Enteropathogenic Esherichia coli (EPEC) là một trong những loài E. coli gây tiêu chảy quan trọng. Đánh giá vai trò của vi khuẩn này trong bệnh tiêu chảy ở trẻ em là rất cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ EPEC ở nhóm trẻ bị tiêu chảy, trẻ lành và đánh giá đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân bị tiêu chảy do EPEC. Đối tượng và phương pháp: 836 trẻ em dưới 5 tuổi sống tại Hà Nội gồm 587 trẻ em bị tiêu chảy và 249 trẻ lành (không bị tiêu chảy). Kỹ thuật Polymerase Chain Reaction phối hợp với phương pháp nuôi cấy phân lập thông thường được dùng để xác định EPEC. Kết quả: Tỷ lệ EPEC ở trẻ bị tiêu chảy là 6,6% so với 4,4% ở trẻ lành. EPEC có liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp ở trẻ tiêu chảy do EPEC là tiêu chảy phân toàn nước, nôn và sốt. Kết luận: EPEC được tìm thấy ở khoảng 6% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là tiêu chảy phân toàn nước.

Tiêu chảy là một trong những bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chết cho tiêu chảy chiếm khoảng 15% trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy. Trong đó, căn nguyên vi sinh vật đóng vai trò quan trọng. Một số vi sinh vật thường hay gây tiêu chảy là Vibrio cholerae, Salmonella spp., Shig- ella spp., Entamoeba histolytica, Cryptosporidium, rotavirus, adenovirus…Gần đây, nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò của một số chủng Escherichia coli (E. coli) trong bệnh tiêu chảy [8]. Bình thường, E. coli thuộc vi khuẩn chí đại tràng của người. T rong những trường hợp đặc biệt, một số chủng có những yếu tố độc lực giúp chúng có khả năng gây tiêu chảy. Cho đến nay, có năm loại E. coli gây tiêu chảy chính đã được thừa nhận. Đó là E. coli bám dính kết tập ở đường ruột (enteroaggregative E. coli- EAEC), E. coli gây chảy máu đường ruột (enterohaemorrhagic E. coli-EHEC), E. coli xâm nhập đường ruột (enteroinvasive E. coli-EIEC), E. coli “gây bệnh lý đuờng ruột” (enteropathogenic E. coli-EPEC), và E. coli sinh độc tố ruột (enterotoxigenic E. coli-ETEC). Trong số này, EPEC là loại E. coli được xác định đầu tiên và được nghiên cứu khá sâu về vai trò của chúng trong bệnh lý tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em [3, 8, 10]. Ở Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về E. coli gây tiêu chảy nói chung và EPEC nói riêng. Chính vì vậy, những nghiên cứu về tỷ lệ phân bố các chủng EPEC, về vai trò của chúng trong bệnh cảnh lâm sàng của tiêu chảy có ý nghĩa quan trọng. Đề tài này được tiến hành nhằm mục tiêu:
1.    Xác định tỷ lệ mang EPEC ở hai nhóm trẻ lành và bị tiêu chảy.
2.     Đánh giá đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân bị tiêu chảy do EPEC.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng
–    836 trẻ em dưới 5 tuổi sống tại Hà Nội gồm: 587 trẻ em bị tiêu chảy đến khám và điều trị tại ba bệnh viện Saint – Paul, Thanh Nhàn, và viện Nhi Trung Ương; 249 trẻ em không bị tiêu chảy tại cộng đồng.
–     Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 4 năm 2002.
2.    Phương pháp nghiên cứu
–    Phương pháp điều tra cắt ngang.
–    Các thông tin về tình hình sức khoẻ của trẻ được thu thập qua bộ câu hỏi.
–    Các trẻ bị tiêu chảy được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Các triệu chứng lâm sàng được xác định bởi các bác sỹ Nhi khoa tại bệnh viện. Trong nghiên cứu này, trẻ lành được coi là trẻ không bị tiêu chảy.
–    Bệnh phẩm phân được thu thập theo thường qui xét nghiệm vi sinh vật. Các bệnh phẩm phân được lấy, bảo quản trong môi trường vận chuyển và gửi về Labo của bộ môn Vi sinh vật Y học trong vòng 24 giờ.
–    Xác định EPEC dựa vào kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) với cặp mồi eaeA và bfpA đặc hiệu cho đoạn gien eaeA và bfpA của các EPEC (số truy cập trên GenBank: AE005595
và U27184).
Chủng E. coli ATCC 43887 mang gien eaeA và bpfA dùng làm chứng dương.
Chủng E. coli ATCC 11775 không có gien eaeA và bfpA dùng làm chứng âm.
Cả hai chủng E. coli này được GS. TS Andrej Weintraub, khoa Vi sinh lâm sàng, Viện Karolin- ska, Thụy Điển cung cấp.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment