Vai trò của ivabradine trong phối hợp điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đã can thiệp động mạch vành qua da
Vai trò của Ivabradine đã được chứng minh trên đối tượng bệnh động mạch vành (ĐMV) ổn định, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp đã can thiệp ĐMV qua da. Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu hiệu quả và những tác dụng không mong muốn của Ivabradine trong phối hợp điều trị bệnh nhân NMCT cấp đã can thiệp ĐMV qua da. Kết quả cho thấy phối hợp Ivabradine làm giảm tần số tim sau 1 tuần, cải thiện tình trạng đau ngực, mức độ khó thở sau 1 tháng (p < 0,01), làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch chính, tái nhập viện do suy tim sau 12 tuần so với nhóm điều trị theo quy chuẩn. Ivabradine dung nạp tốt và an toàn. Kết luận: phối hợp Ivabradine làm cải thiện chất lượng cuộc sống và tiên lượng ở bệnh nhân NMCT cấp đã can thiệp ĐMV qua da.
NMCT cấp là một cấp cứu nội khoa với nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng bệnh vẫn có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao [2, 4, 10]. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm tần số tim không chỉ nhằm điều trị NMCT cấp mà còn ngăn ngừa biến chứng, cải thiện tiên lượng, mang lại lợi ích lâu dài cho bệnh nhân [9, 10]. Thuốc chẹn beta giao cảm làm giảm tần số tim được chỉ định trong vòng 24 giờ đầu cho tất cả các bệnh nhân NMCT cấp. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm như suy tim, giảm cung lượng tim, block nhĩ thất độ 2 – 3, hen phế quản,… Ivabradine là thuốc làm giảm nhịp tim một cách chuyên biệt, đã được nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới chứng minh tác dụng [8], tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trên đối tượng NMCT cấp đã can thiệp ĐMV qua da. Do đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:
Nghiên cứu hiệu quả của Ivabradine trong phối hợp điều trị bệnh nhân NMCT cấp đã can thiệp ĐMV qua da (so sánh với nhóm điều trị quy chuẩn).
Đánh giá những tác dụng không mong muốn của Ivabradine trong phối hợp điều trị cho các bệnh nhân trên.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
– Bao gồm 158 bệnh nhân được chẩn đoán xác định NMCT cấp theo tiêu chuẩn của ESC/ ACC 2007 (Hội Tim mạch châu Âu và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ) [4], đã được can thiệp ĐMV qua da, và có điện tâm đồ sau can thiệp là nhịp xoang, với tần số tim > 70 lần/phút, nằm điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011. Các bệnh nhân được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm phối hợp: điều trị theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam 2008 [3], đồng thời được dùng Ivabradine theo quy trình.
+ Nhóm quy chuẩn: điều trị theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam 2008.
– Tiêu chuẩn loại trừ: có các rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, rối loạn nhịp thất, block nhĩ
thất,…), được đặt máy tạo nhịp tim, đang có bệnh lý nội khoa khác làm tăng nhịp tim (thiếu máu, nhiễm trùng, basedow,…), suy gan, suy thận nặng,…
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích