Vai trò của kỹ thuật điện đông cao tần trong giải phóng đường thở lớn do Chít hẹp

Vai trò của kỹ thuật điện đông cao tần trong giải phóng đường thở lớn do Chít hẹp

U khí quản thường phát hiện ở giai đoạn muộn với khó thở, thở rít. Có trường hợp nguy kịch, can thiệp ngoại khoa không còn chỉ định. Loại bỏ bằng điện đông cao tần cho kết quả tốt. Mục tiêu: (1) Mô tả các triệu chứng lâm sàng của u khí – phế quản. (2) Xác định hiệu quả của kỹ thuật đốt điện đông giải phóng đường thở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 20 trường hợp có hẹp khí phế quản do khối u, di chứng lao khí phế quản.Tuổi từ 20 – 71 tuổi, điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ năm 2004 – 2009. Phương pháp nghiên cứu soi phế quản bằng ống mềm soi phế quản và đốt điện đông cao tần. Kỹ thuật được tiến hành tại phòng mổ có hỗ trợ của gây mê nội khí quản. Ông soi phế quản của Hãng OLYMPUS và máy Fridel (cộng hoà liên bang Đức). Máy tạo nguồn điện cao tần ERBER và các phụ kiện kèm theo của Cộng hoà liên bang Đức. Kết quả: có 12 u khí – phế quản lành tính, 5 trường hợp lao nội khí – phế quản, 3 trường hợp tổn thương lành tính. 17 trường hợp (85%) đốt điện giải phóng hoàn toàn lòng khí phế quản. 3 trường hợp (15%) đốt không hiệu quả phải cắt nối khí quản. Kết luận: kỹ thuật điện đông cao tần trong loại bỏ u khí phế quản là kỹ thuật điều trị hiệu quả, tin cậy, ít tai biến. Giá thành thấp, có thể cứu sống được nhiều trường hợp có nguy cơ ngạt thở cấp.
Chít hẹp đường thở lớn do u lành hoặc ác tính, di  chứng  sau  đặt  nội  khí  quản,  mở  khí  quản thường gặp trong bệnh lý của chuyên khoa hô hấp. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường dễ nhầm với hen phế quản. Khi tổn thương đã gây chít hẹp gần hết khẩu kính khí phế quản mới được phát hiện. Những trường hợp khối u trong lòng khí phế quản gây tắc nghẽn đường thở trước đây thường tử vong do suy hô hấp cấp . Nhiều trường hợp có thể giải quyết bằng đặt nội khí quản, mở khí quản cấp cứu. Khi khối u lớn, nằm ở đoạn khí quản trong lồng ngực, xâm lấn nhiều ra xung quanh, khó giải quyết bằng đặt nội khí quản, mở khí quản, ngay cả  đến  phẫu  thuật  cũng  không  còn  chỉ  định. Trong trường hợp đó, người ta thường sử dụng kỹ thuật laser hoặc điện đông cao tần để loại bỏ cản trở trong lòng khí quản và các phế quản lớn.
Ở Việt Nam, kỹ thuật dùng điện đông cao tần đốt các khối u trong lòng khí phế quản qua nội soi mới được áp dụng ở thành phố Hồ chí Minh, viện Quân Y 103, viện Lao  và Bệnh phổi Trung ương trong vài năm trở lại đây. Khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai chúng tôi đã tiến hành đốt điện đông cao tần cho 20 bệnh nhân bị u khí quản và phế quản lớn thành công. Chúng tôi xin tiến hành đề tài: “Vai trò của điện đông cao tần trong giải phóng đường thở lớn do chít hẹp” với mục tiêu:
1.    Mô tả triệu chứng lâm sàng của biểu hiện chít hẹp khí phế quản.
2.    Xác định hiệu quả của kỹ thuật điện đông cao tần đối với các tổn thương gây cản trở thông khí của khí – phế quản.
II.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
20 bệnh nhân có tổn thương gây chít hẹp khí quản do u và sẹo hẹp khí – phế quản do lao.
–    Bệnh nhân khó thở do sẹo hẹp khí quản sau đặt nội khí quản.
Tất cả bệnh nhân đều nằm điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các bệnh nhân đều có chỉ định đốt điện đông cao tần để giải phóng đường thở.
Có đầy đủ xét nghiệm trước khi đốt điện đông: công thức máu, thời gian máu chảy – máu đông, Xquang phổi chuẩn, CT ngực tái tạo 3 chiều thấy rõ tổn thương.
2.    Trang thiết bị
Dụng cụ sử dụng trong quá trình đốt để giải phóng đường thở:
–    Bộ dụng cụ đốt khối u bằng điện đông  cao tần bao gồm:
+ Bộ nội soi phế quản ống cứng hiệu Fidel, với ống số 10.
+ Bộ nội soi phế quản ống mềm hiệu Olympus.
Các dụng cụ cấp cứu.
3.    Kỹ thuật tiến hành
Kỹ thuật được chỉ định cho những trường hợp hẹp khí quản – phế quản gốc do khối u, sùi trong lòng khí quản. Những trường hợp bệnh nhân hẹp khí quản dạng màng di chứng sau đặt nội khí quản, mở khí quản.
Với những trường hợp u khí quản ở 1/3 trên, mở khí quản trước để bảo đảm thông khí trong quá trình thao tác. Với những trường hợp u khí quản đoạn 1/3 dưới, hoặc u phế quản gốc, không đặt được canun khí quản, đặt ống nội khí quản lớn (ống số 8 hoặc 10) và thực hiện kỹ thuật qua ống soi phế quản mềm.
Với những bệnh nhân nặng, chèn ép khí quản nhiều, nguy cơ chảy máu cao, được đốt với que đốt mềm qua ống nội soi phế quản mềm hiệu Olympus.
Đốt điện đông cao tần được tiến hành với công suất sử dụng: 40 – 60W. Đốt từ bề mặt, từ phía bờ tự do của khối u. Trong quá trình đốt liên tục phải theo dõi sát độ bão hoà ôxy máu. Cho oxy xen kẽ giữa hai lần đốt để tránh cháy, bỏng cho khí – phế quản. Khi giải phóng đường thở được khoảng 80% khẩu kớnh thỡ tạm ngừng thủ thuật.
III.    KẾT QUẢ
Nhận xét. trong số 20 trường hợp hẹp khí quản, 1/3 số trường hợp là do di chứng sau đặt nội khí quản, mở khí quản, 1/3 số trường hợp do ung thư và 5 trường hợp (25%) do lao.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment