Vai trò của Matrix Metalloproteinase (mmp – 9) trong di căn ung thư vòm mũi họng
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là một bệnh phổ biến được xếp vào một trong tám bệnh ung thư thường gặp, nó có đặc điểm xâm lấn và di căn cao hơn các ung thư vùng đầu mặt cổ khác [1; 2]. Khoảng 90% các trường hợp UTVMH đã có di căn hạch cổ khi phát hiện được ung thư trên lâm sàng [1; 2]. Di căn xa cũng là một nguyên nhân gây thất bại trong điều trị UTVMH, làm cho bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Theo hồi cứu của Nghiêm Đức Thuận và cộng sự 2007, tỷ lệ di căn xa trong 2 năm đầu là 10,41%, và sau 2 năm là 4,16% [2]. Cho đến nay cơ chế di căn của tế bào ung thư còn chưa được rõ.
Để xâm lấn và di căn được các tế bào ung thư phải trải qua nhiều bước liên tiếp. Trong đó, sự phá vỡ chất nền ngoại bào và màng cơ bản là bước quyết định cho các tế bào ung thư rời khỏi tổn thương nguyên phát, xâm lấn các mô lân cận và đi tới mô xa hơn. Gần đây, nhiều tài liệu đã đề cập đến vai trò các Matrix Metalloprotein (MMPs) – một họ các enzyme tiêu protein, đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất nền ngoại bào và màng cơ bản. Trong đó MMP – 9 được xem như enzyme chủ
chốt cho quá trình này, bởi chúng có khả năng phân hủy mạnh collagen type IV, một trong những thành phần quan trọng của chất nền ngoại bào và màng đáy. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò của MMP – 9 trong xâm lấn và di căn ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đầu mặt cổ, ung thư vòm mũi họng… Horikawa và cộng sự (2002), Guttman Dan và cộng sự (2004), Carlos de vincente và cộng sự (2005) [4; 6; 9].
Xâm lấn và di căn được xem như ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân ung thư. Do đó, vấn đề quan trọng là phải xác định được các yếu tố dự đoán sớm khả năng xâm lấn và di căn ung thư để có những chiến lược điều trị thích hợp. Chính vì vậy, mục đích của chúng tôi trong đề tài này là đánh giá sự biểu lộ MMP – 9 tại mô sinh thiết UTVMH bằng phương pháp hóa mô miễn dịch, đồng thời tìm mối liên quan của chúng với khả năng xâm lấn và di căn UTVMH. Tại Việt Nam hiện nay chưa thấy tài liệu nào đề cập đến sự biểu lộ MMP – 9 trong di căn UTVMH, đây là công trình đầu tiên trong nước nghiên cứu về vấn đề này, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Phân tích mối liên quan giữa mức biểu lộ MMP – 9 trong các giai đoạn bệnh, tình trạng di căn và khả năng xâm lấn trong UTVMH.
I. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu nghiên cứu
33 mẫu block paraffin của bệnh nhân UTVMH đã có xác chẩn mô bệnh học là thể ung thư biểu mô không biệt hóa. Các mẫu được sinh thiết ở những bệnh nhân bắt đầu vào điều trị tại bệnh viện K Hà Nội từ năm 2001 – 2003. Trong đó có 13 mẫu giai đoạn I và II, 10 mẫu giai đoạn III và
10 mẫu giai đoạn IV (theo phân loại giai đoạn TNM của AJCC Cancer Staging manual 1997– American Joint Commitee on Cancer – 1997).
2. Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu lâm sàng.
– Nhuộm hóa mô miễn dịch: Phát hiện sự biểu lộ của MMP – 9 tại mô sinh thiết UTVMH bằng phương pháp hóa mô miễn dịch trên 33 mẫu block paraffin của 33 bệnh nhân UTVMH. Kháng thể sử dụng là Monoclonal Anti – human MMP – 9
Antibody clone 36020 (R&D systems)
Phản ứng dương tính sẽ xuất hiện màu nâu ở bào tương của tế bào ung thư, phản ứng âm tính khi chỉ xuất hiện màu tím của nhân tế bào.
– Nhận định kết quả (Theo Rukolainen – 2004):
tính tỷ lệ phần trăm số tế bào ung thư nhuộm dương tính trên tổng số tế bào ung thư [13].
+ Âm tính (-): Tiêu bản không bắt màu nâu.
+ Dương tính 1+ (+): 1% < số tế bào dương tính ≤ 25%).
+ Dương tính 2+(++): 25% < số tế bào dương tính ≤ 50%).
+ Dương tính 3 + (+++): số tế bào dương tính
> 50%.
– Hồi cứu hồ sơ bệnh án các số liệu:
+ Giai đoạn lâm sàng: theo phân loại TNM và giai đoạn lâm sàng của Liên ban phân loại ung thư Hoa Kỳ (AJCC Cancer staging manual – 1997).
+ Tình trạng xâm lấn: dựa vào phân loại T (Khối u còn nằm trong giới hạn vòm hay đã xâm lần các tổ chức lân cận như mô mềm, mô xương hay thần kinh, sọ não.
+Tình trạng di căn:
Di căn hạch cổ: lâm sàng đánh giá hạch vùng cổ theo phân loại N0, N1, N2, N3 (Dựa vào số lượng và kích thước hạch).
Di căn xa: không có di căn xa (M0), có di căn xa (M1).
– Phân tích mối liên quan giữa mức biểu lộ MMP – 9 trong các giai đoạn bệnh, tình trạng di căn và khả năng xâm lấn trong UTVMH.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích