Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội Sở lao động thương binh xã hội Thái Bình – Tỉnh Thái Bình.Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch, là hiểm họa cho nhân loại và là mối quan tâm hàng đầu của các nước. Ở nước ta, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tiếp tục diễn biến phức tạp. HIV/AIDS xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố và có xu hướng ngày càng lan rộng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển của đất nước. Thời gian qua, dưới tác động của công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, nhận thức của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Thực trạng ở Việt Nam, với hơn 220.000 người nhiễm HIV được báo cáo, Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan). Việt Nam kỳ vọng kết thúc đại dịch HIV/AIDS năm 2030 . Thông tin được Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại lễ mítting hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12, diễn ra tại Hà Nội sáng 30/1/2014. Theo thứ trưởng, Việt Nam đã kiểm soát được tốc độ gia tăng của các ca nhiễm mới HIV, giảm số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, tình hình lâynhiễm bệnh có nhiều diễn biến phức tạp.Mỗi năm nước ta có khoảng 10.000 ca nhiễm mới HIV được phát hiện, HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầugây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Sự quay trở lại của đại dịch HIV/AIDS đang trở nên hiện hữu khi tốc độ đầu tư cho công tác phòng chống đang giảmxuống. Bên cạnh đó, các biện pháp can thiệp chưa được triển khai đủ mạnh và tình trạng phân biệt đối xử chưa giảm xuống. Dịch HIV ở Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm.2
Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm hơn 32% các ca nhiễm mới trong năm 2013, cho thấy sự lây truyền HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình. Quyết tâm ngăn ngừa đại dịch HIV/AIDS lan tràn ở Việt Nam là công tác vô cùng cấp bách đòi hỏi tất cả các ngành các cấp cùng tham gia.
Công tác xã hội (CTXH) là một nghề tương đối mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên từ khi ra đời nó đã được ứng dụng vào rất nhiều hoạt động đặc biệt là hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Với sứ mệnh của ngành, CTXH hướng đến an sinh, công bằng và hạnh phúc cho toàn thể mọi người. Đảng và Nhà nước ta đã thấy rõ được tầm quan trọng của nghề CTXH trong công tác giải quyết các vấn đề xã hội và hỗ trợ người yếu thế, chính vì vậy mà năm 2011 đã thành lập mã nghề CTXH và thực hiện nâng cao năng lực cho cán bộ xã hội tại các địa phương với đề án 32 của chính phủ. Điều này chứng minh được rằng, CTXH và nhân viên CTXH (NVCTXH) có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện hỗ trợ những người yếu thế.
Một trong những nhóm người yếu thế mà CTXH hướng đến để hỗ trợ đó chính là đối tượng nhiễm HIV/ AIDS. Trong đó, vai trò của các NVCTXH có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp đỡ đối tượng đương đầu và vượt qua hoàn cảnh.
Thái Bình là tỉnh với nền nông nghiệp lâu đời, hiện nay, với xu hướng mới tăng sản xuất công nghiệp bên cạnh vẫn chú trọng nông nghiệp đã mangđến bộ mặt mới, diện mạo mới cho tỉnh. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì những hạn chế do sự phát triển của công nghiệp mang lại cũng không nhỏ mà vấn đề trước mắt đó chính là đối tượng nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng tính đến ngày 29/12, tỉnh Thái Bình phát hiện hơn 3.580 người nhiễm HIV/AIDS. Riêng trong năm 2014, tỉnh phát hiện 114 người nhiễm mới. Điều này là một trong những thách thức lớn đối với các cấp lãnh đạo của tỉnh. Trong những năm gần đây, trong những bản phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh đều đề cập đến vấn3 đề giảm tỉ lệ đối tượng nhiễm HIV/AIDS và công tác hỗ trợ đối tượng này chăm sóc và hòa nhập cộng đồng [24,99]
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thuộc sở lao động thương binh xã hội Thái Bình Tỉnh Thái Bình được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ là một trong những trung tâm thực hiện công tác chăm sóc, hỗ trợcho đối tượng sống chung với HIV/AIDS. Các cán bộ ở đây thực hiện vai trò chăm sóc và hỗ trợ đối tượng. Vì vậy việc nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện và thể hiện vai trò của NVCTXH tại cơ sở là vô cùng cần thiết
Chính vì những lý do trên mà tôi thực hiên nghiên cứu đề tài: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễmHIV/AIDS tại trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội Sở lao động thương binh xã hội Thái Bình – Tỉnh Thái Bình
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………………. 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………… 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………….. 9
4. Ý nghĩa của nghiên cứu…………………………………………………………………… 9
5 . Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu………………………………… 10
6. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………. 10
7. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………………….. 10
8. Giả thuyết nghiên cứu …………………………………………………………………… 11
9. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 11
PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………………………………. 23
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU ……………………………. 16
1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu…………………………………………….. 16
1.1.1 Lý thuyết tiếp cận thân chủ trọng tâm – Carl Roger …………………….. 16
1.1.2 Lý thuyết nhận thức – hành vi…………………………………………………….. 19
1.1.3 Lý thuyết vai trò……………………………………………………………………….. 21
1.1.4 Lý thuyết can thiệp khủng hoảng ………………………………………………… 23
1.2 Các khái niệm công cụ ………………………………………………………………… 26
1.2.1 Khái niệm Công tác xã hội ………………………………………………………… 26
1.2.2 Khái niệm Nhân viên Công tác xã hội………………………………………….. 29
1.2.3 Khái niệm vai trò và vai trò của nhân viên Công tác xã hội ……………. 31
1.2.4 Khái niệm HIV/AIDS ………………………………………………………………… 34
1.2.5 Những đặc trưng tâm lý của đối tượng nhiễm HIV/AIDS………………… 36
1.2.6 Khái niệm tham vấn…………………………………………………………………. 39
1.2.7 Khái niệm khủng hoảng …………………………………………………………… 44
1.2.8 Khái niệm hỗ trợ tâm lý…………………………………………………………….. 45
1.3 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu……………………………………………………. 47Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………………………. 49
Chương 2: NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ TÂM LÝ
CHO ĐỐI TƯỢNG NHIỄM HIV/AIDS ……………………………………………… 50
2.1. Những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nhiễm
HIV/AIDS………………………………………………………………………………………. 50
2.1.1. Khủng hoảng tâm lý…………………………………………………………………. 50
2.1.2. Phân biệt và kì thị đối xử – tự kì thị…………………………………………….. 52
2.2 Nhu cầu của đối tượng nhiễm HIV/AIDS………………………………………. 54
2.3 Hỗ trợ tâm lý của NVCTXH cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS đương đầu
và vượt qua khủng hoảng ………………………………………………………………….. 57
2.3.1 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn cho đối tượng trong giai đoạn hai
: Giai đoạn bắt đầu bị tác động của khủng hoảng (Khi thông báo họ có HIV
dương tính)……………………………………………………………………………………… 59
2.3.2 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn giúp đỡ đối tượng khi họ phủ nhận
tình huống ………………………………………………………………………………………. 64
2.3.3 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn hỗ trợ đối tượng trong giai đoạn
3: Giai đoạn bối rối, quẫn trí …………………………………………………………….. 68
2.3.4 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn hỗ trợ đối tượng trong giai đoạn 4:
Lúc họ mặc cảm và tìm các phương án đối phó tích cực hoặc tiêu cực ………….. 71
2.3.5 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn hỗ trợ đối tượng trong giai đoạn
5: Giai đoạn xử lý khủng hoảng …………………………………………………………. 78
2.4. Tham vấn một trường hợp cụ thể đương đầu và vượt qua khủng hoảng:
Cụ thể trong giai đoạn 2: Đối tượng căng thẳng và sốc mạnh………………….. 79
Tiểu kết chương 2:……………………………………………………………………………. 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………….. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….. 87
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………. 91
Phụ lục 1: Thảo luận nhóm………………………………………………………………..112
Phụ lục 2: Nội dung, kế hoạch và tiến trình của tọa đàm……………………….11
Nguồn: https://luanvanyhoc.com