Vai trò của procalcitonin trong chẩn đoán phân biệt tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống
Bước đầu tìm hiểu vai trò của procalcitonin trong chẩn đoán phân biệt tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu có nhóm chứng. 54 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và 35 bệnh nhân nhóm chứng được chẩn đoán và điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2010. Các bệnh nhân (nhóm lupus và chứng) được chia làm hai nhóm có nhiễm khuẩn và không có nhiễm khuản và đều được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm định lượng procalcitonin, protien C phản ứng, tốc độ máu lắng. Két quả: Hàm lượng procalcitonin ở bệnh nhân lupus có nhiễm khuẩn 0,457 + 0,125ng/ml cao hơn hẳn nhóm lupus không nhiễm khuẩn 0,132 +
0, 015 ng/ml khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Hàm lượng procalcitonin tăng không có mối liên quan tuyến tính với protein C phản ứng (r = 0,23) và tốc độ máu lắng (r = 0,17) ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Két luận: Hàm lượng procalcitonin tăng trong trường hợp lupus ban đỏ hệ thống có nhiễm khuẩn.
Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythmatosus) là một bệnh tự miễn hay gặp bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, gây tổn thương ở nhiều cơ quan nội tạng [1, 3]. Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống dễ bị nhiễm khuẩn do các rối loạn miễn dịch, tình trạng sử dụng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch kéo dài trong quá trình điều trị. Biểu hiện nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh lupus thường không điển hình và khó chẩn đoán phân biệt với tình trạng tiến triển của bệnh. Do đó việc chẩn đoán đúng và sớm tình trạng nhiễm khuẩn có ý nghĩa quan trọng trong điều trị giúp hạn chế sử dụng kháng sinh không cần thiết và những tác dụng không mong muốn do điều trị kháng sinh gây ra. Procalcitonin (PCT), tiền chất của calcitonin do tế bào C tuyến giáp sản xuất, là một trong những thành phần của pha viêm cấp tính [3, 6, 7]. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ hàm lượng của PCT tăng cao trong máu của bệnh nhân nhiễm vi khuẩn (viêm phổi, nhiễm trùng huyết…) nhưng không tăng hoặc tăng rất ít ở bệnh nhân nhiễm vius và các tình trạng viêm không do nhiễm khuẩn [4, 6]. Hiện nay, xét nghiệm xác định hàm lượng PCT trong huyết thanh được áp dụng nhiều trong chẩn đoán phân biệt tình trạng nhiễm khuẩn ở các khoa cấp cứu, khoa nhi [4, 6, 8]. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vai trò của PCT trong chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tự miễn đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Khảo sát hàm lượng procalcitonin trong huyết thanh bệnh nhân lupus có nhiễm khuẩn và không có nhiễm khuẩn.
2. Tìm hiểu vai trò của procalcitonin trong phân biệt tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có so sánh với protein C phản ứng và tốc độ máu lắng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 54 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (nhóm lupus) và 35 bệnh nhân mắc một số bệnh khớp khác (nhóm chứng) được khám và điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010.
2. Tiêu chẩn chọn bệnh nhân
Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh nhân lupus 54 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn ACR 1987 [1] trong đó có 18 bệnh nhân lupus có biểu hiện nhiễm khuẩn (6 bệnh nhân viêm phổi, 8 bệnh nhân viêm đường tiết niệu, 3 bệnh nhân áp xe cơ, 1 bệnh nhân viêm khớp mủ) và 36 bệnh nhân lupus không có biểu hiện nhiễm khuẩn.
Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng: 35 bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp khác không thuộc nhóm bệnh tự miễn điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai (bệnh thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa…), trong đó có 19 bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn (11 bệnh nhân viêm khớp mủ, 6 bênh nhân áp xe cơ, 2 bệnh nhân viêm đốt sống đĩa đệm do tụ cầu)
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn: Nuôi cấy tìm vi khuẩn dương tính là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán nhiễm khuẩn. Chẩn đoán viêm cơ, áp xe phần mềm (Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt trên 38°C, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. Xét nghiệm có tăng cao số lượng bạch cầu (đa nhân trung tính), tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng, tế bào mủ, cấy dịch ở áp xe…). Chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu (sốt trên 38°C, rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt, dắt, bạch cầu niệu: > 10/ vi trường, vi khuẩn niệu: > 10/ml nước tiểu giữa dòng (nếu bạch cầu niệu dương tính, bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng sốt, rối loạn tiểu tiện hoặc có yếu tố nguy cơ mà vi khuẩn niệu âm tính vẫn được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu). Chẩn đoán viêm phổi do vi khuẩn (sốt trên 38°C, số lượng bạch cầu máu ngoại vi > 10 G/l hoặc < 5 G/l, thở nhanh, hội chứng đông đặc, X quang phổi: có hình ảnh thâm nhiễm nhu mô phổi, có vi khuẩn gây
bệnh.
3. Tiêu chuẩn loại trừ
– Bệnh nhân đã điều trị kháng sinh trong 3 ngày trước thời điểm chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu.
– Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có nhóm chứng.
Tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn (nhóm nghiên cứu và nhóm chứng) đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết (huyết học, sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh…) tại các trung tâm, khoa xét nghiệm tại bệnh viện Bạch Mai.
Kỹ thuật xét nghiệm procalcitonin: PCT được làm tại khoa Hoá sinh bệnh viện Bạch Mai theo phương pháp điện hoá phát quang LUMI test, sử dụng kit xét nghiệm trên máy phân tích miễn dịch tự động Cobas e 411, Elecsys Brahms PCT- Đức. Kit thử được bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 độ C. Bệnh phẩm: huyết thanh hoặc huyết tương (30ụl) chống đông bằng Heparin hoặc EDTA sau khi lấy mẫu nên được phân tích trong vòng 24 giờ hoặc bảo quản ở nhiệt độ – 20°C. Nguyên lý: dựa vào phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể. Giá trị ngưỡng từ 0,2 ng/ml đến 2 ng/ml. Những trường hợp có hàm lượng PCT dưới 0,2 ng/ml được xem là âm tính
5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê y học sử dụng phần mềm SPSS 10.0.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích