Vai trò của siêu âm doppler tim trong theo dõi kết quả điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ ở trẻ em

Vai trò của siêu âm doppler tim trong theo dõi kết quả điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ ở trẻ em

Thông  liên  nhĩ  (TLN)  là  một  trong  các  bệnh tim  bẩm  sinh  thường  gặp  nhất:  chiếm  10%  các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ và dễ bị bỏ qua  vì bệnh diễn biến âm thầm và ít gây ảnh hưởngtới sinh hoạt hàng ngày của trẻ, ngoài việc có thể làm chậm phát triển về mặt thể chất và khả năng hoạt động gắng sức của trẻ [3; 8]. Vì vậy có nên  đóng lỗ TLN ở trẻ nhỏ hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Cả hai phương pháp phẫu thuật vá lỗ TLNvà bít lỗ TLN bằng dụng cụ (Amplatzer) đều có hiệu quả và độ an toàn như nhau trong việc làm giảm hoặc  mất  shunt  qua  vách  liên  nhĩ  [7;  9].  Tuy nhiên  thực  hiện đóng  lỗ  TLN  trên  trẻ  nhỏ  lại có nguy cơ cao và rủi ro hơn nhiều so với người lớn (vì trẻ càng nhỏ cân thì càng có nguy cơ cao  trong phẫu thuật và gây mê hồi sức) [6]. Và làm thế nào để  có  thể  dễ  dàng,  tiện  lợi  trong  việc  theo  dõi đánh giá kết quả sau khi đóng TLN trên trẻ nhỏ?
Đã  có  nhiều  tác  giả  nước  ngoài  dùng  siêu  âm  – Doppler  tim,  một  phương  pháp  thăm  dò  không chảy máu để theo dõi kết quả đóng TLN, đặc biệt ở trẻ em [6; 8]. Do vậy, mục tiêu: Đánh  giá  vai  trò của  siêu âm  –  Doppler  tim trong  theo  dõi  kết  quả  điều  trị  đóng  lỗ  Thông liên nhĩ (TLN) ở các bệnh nhi dưới 15 tuổiMục tiêu:đánh giá vai trò của siêu âm – Doppler tim trong theo dõi kết quả điều trị đóng lỗ Thôngliên nhĩ (TLN) ở các bệnh nhi dưới 15 tuổi.  Phương pháp nghiên cứu:31 bệnh nhân (20 nữ/11 nam) tuổi trung bình 9,19 ± 4,58 (2 – 15 tuổi) có chỉ định đóng TLN (chậm phát triển về thể chất và/hoặc thất phải giãn trên siêu âm) với đường kính trung bình lỗ TLN đo trên siêu âm là 20,71 ± 7,81mm và Qp/Qs trung bình 3,04 ±
1,37 được theo dõi sau đóng TLN tại các thời  điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.  Kết quả:sau đóng lỗ TLN: tất cả các bệnh nhân đều tăng cân. Đường kính thất phải và thân ĐMP giảm rõ rệt v ới p < 0,0001. Khô ng có trường hợp nào có shunt tồn lưu quavách liên nhĩ.  Kết luận:siêu âm – Doppler tim là 1 phương pháp thăm dò không chảy máu hữ u ích giúp theo dõi đánh giá kết quả đóng TLN ở trẻ em. Từkết quả nghiên cứu thu được cho thấy việc đóng TLN ở trẻ emnên thực hiện càng sớm càng tốt khi có chỉđịnh vì giúp nhanh chóng bình thường hoá các buồng tim phải và các cháu phát triển tốt về mặt thể chất.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment