vai trò của siêu âm Doppler tim trong theo dõi kết quả điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ ở trẻ em

vai trò của siêu âm Doppler tim trong theo dõi kết quả điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ ở trẻ em

Thông  liên  nhĩ (TLN) là  một  trong các  bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất: chiếm 10% các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ và dễ bị bỏ qua vì bệnh diễn biến âm thầm và ít gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ, ngoài việc có thể làm chậm phát triển về mặt thể chất và khả năng hoạt động gắng sức của trẻ [3; 8]. Vì vậy có nên đóng lỗ TLN ở trẻ nhỏ hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Cả hai phương pháp phẫu thuật vá lỗ TLN và bít lỗ TLN bằng dụng cụ (Amplatzer) đều có hiệu quả và độ an toàn như nhau trong việc làm giảm hoặc  mất  shunt qua  vách  liên  nhĩ  [7;  9].  Tuy nhiên  thực  hiện  đóng  lỗ TLN trên  trẻ nhỏ  lại  có nguy cơ cao và rủi ro hơn nhiều so với người lớn (vì trẻ càng nhỏ cân thì càng có nguy cơ cao trong phẫu thuật và gây mê hồi sức) [6]. Và làm thế nào để  có  thể  dễ  dàng,  tiện  lợi  trong việc  theo dõi đánh giá kết quả sau khi đóng TLN trên trẻ nhỏ? Đã có nhiều tác giả nước ngoài dùng siêu âm – Doppler tim, một phương pháp thăm dò không chảy máu để theo dõi kết quả đóng TLN, đặc biệt ở trẻ em [6; 8]. Do vậy, mục tiêu:
Đánh  giá vai trò của  siêu  âm  – Doppler tim trong theo dõi  kết  quả  điều  trị đóng  lỗ  Thông liên nhĩ (TLN) ở các bệnh nhi dưới 15 tuổi.
I.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu: bao gồm những bệnh nhi ≤ 15 tuổi được chẩn đoán là TLN đơn thuần, kiểu lỗ thông thứ hai tại viện Tim Mạch – BV Bạch Mai từ tháng 03/2007 đến hết tháng 3/2008 và có chỉ định đóng  lỗ  TLN  bằng  dụng  cụ  hoặc  phẫu thuật vá lỗ TLN.
2.    Trình tự nghiên cứu: tất cả các bệnh nhân
nghiên cứu đều được:
–    Khám  lâm  sàng  chi tiết  theo mẫu  bệnh  án riêng,  làm  các  xét  nghiệm  cơ bản,  điện  tâm  đồ, chụp tim phổi thẳng.
–    Thăm  dò  siêu  âm  – Doppler tim trước  khi đóng  lỗ  TLN trong vòng  24 – 48 giờ  và  sau  khi đóng lỗ TLN tại các thời điểm: trong vòng 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
3.    Dụng cụ, phương tiện: máy siêu âm – Doppler tim màu nhãn hiệu LOGIQ 500 của Hoa Kỳ có đầy đủ các kiểu thăm dò siêu âm: kiểu TM, 2D, Doppler xung, Doppler liên  tục  và  Doppler  mầu  tại  phòng Siêu âm tim, viện Tim mạch quốc gia Việt Nam.
4.    Cách thức tiến hành: qua siêu âm tim 2D, siêu âm TM, siêu âm – Doppler màu, chúng tôi tập trung khảo sát các thông số siêu âm – Doppler tim sau: đo kích thước  các  buồng  tim  (chú  ý  đường kính thất  phải,  thân  động  mạch  phổi),  đánh  giá vận động của vách liên thất, thăm dò dòng chảy qua các van tim và đặc biệt qua lỗ TLN, xác định vị trí và đo kích thước lỗ TLN, chênh áp tối đa và chênh  áp  trung bình qua van động  mạch  phổi (ĐMP), tính áp lực ĐMP, đánh giá lưu lượng máu lên phổi qua tỷ lệ Qp/Qs.
5.    Xử  lý  số  liệu:  bằng  phần mềm EPI – INFO 6.0 của Tổ chức Y tế Thế giới
Mục tiêu: đánh giá vai trò của siêu âm – Doppler tim trong theo dõi kết quả điều trị đóng lỗ Thông liên nhĩ (TLN) ở các bệnh nhi dưới 15 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân (20 nữ/11 nam) tuổi trung bình 9,19 ± 4,58 (2 – 15 tuổi) có chỉ định đóng TLN (chậm phát triển về thể chất và/hoặc thất phải giãn trên siêu âm) với đường kính trung bình lỗ TLN đo trên siêu âm là 20,71 ± 7,81mm và Qp/Qs trung bình 3,04 ± 1,37 được theo dõi sau đóng TLN tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Kết quả: sau đóng lỗ TLN: tất cả các bệnh nhân đều tăng cân. Đường  kính thất phải và thân ĐMP giảm rõ rệt  với p < 0,0001. Không có trường hợp nào có shunt tồn lưu qua vách liên nhĩ. Kết luận: siêu âm – Doppler tim là 1 phương pháp thăm dò không chảy máu hữu ích giúp theo dõi đánh giá kết quả đóng TLN ở trẻ em. Từ kết quả nghiên cứu thu được  cho thấy việc đóng  TLN ở trẻ em nên thực hiện càng sớm càng tốt khi có chỉ định vì giúp nhanh chóng bình thường hoá các buồng tim phải và các cháu phát triển tốt về mặt thể chất.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment