VAI TRÒ LÀM DÍNH MÀNG PHỔI BẰNG TALC QUA ỐNG DẪN LƯU TRONG ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
VAI TRÒ LÀM DÍNH MÀNG PHỔI BẰNG TALC QUA ỐNG DẪN LƯU TRONG ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT THỨ PHÁT
Ngô Thanh Bình*
TÓM TẮT
Mục tiêu:Đánh giá vai trò điều trị hỗ trợ của làm dính màngphổi bằng talc qua ống dẫn lưu màng phổi trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát thứ phát (TKMPTPTP).
Phương pháp nghiên cứu:Thực nghiệm can thiệp điều trị lâm sàng.
Kết quả:từ 01/2002 đến 12/2006, có 123 trường hợp TKMPTPTP(gồm 109 nam giới, 14 nữ giới). Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 7,79:1. Phần lớn xảy ra ở lứatuổi trên 40 tuổi (95,12%). Tuổi trung bình là 62,3 (từ 21 – 85 tuổi). TKMPTPTP tái phát gặp nhiều hơn TKMPTPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với đặt ODLMP (thời gian đặt ODLMP kéo dài quá 7 – 10 ngày)(76,42% so với 23,58%). Tỉ lệ thành công của LDMP bằng talc qua ODLMP (tính đến thời điểm xuất viện) là 93,5% với thời gian trung bình lưu ODLMP là 3,89 ngày (giới hạn từ 1 – 21 ngày). Ba biến chứng sớm là đau ngực (53,66%), sốt (26,02%) (xảy ra ngay trong vòng 4 giờ đầu tiên) và ho khan (28,46%) (xảy ra trong khoảng 4 – 12 giờ sau bơm talc màng phổi). Ngoài ra, có 3 trường hợp mủ màng phổi nhưng đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh. Sau thờigian theo dõi từ 1 – 4 năm, tỉ lệ TKMP tái phát là 8,82% và biến chứng muộn là đau ngực nhẹ (44,12%) (chỉ xảy ra khi gắng sức nhưng không ảnh hưởng đángkể đến hoạt động hàng ngày). Không trường hợp tử vong nào có liên quan đến nguyên nhân gây ra do talc. Đồng thời, không có xảy ra những biến chứng trầmtrọng (suy hô hấp cấp, tụt huyết áp,…) trong thời gian theo dõi sau LDMP bằng talc.
Kết luận: Làm dày dính màng phổi bằng talc qua ODLMP có hiệu quả và an toàn trong điều trị TKMPTPTP.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất