Vai trò nhiễm vi rút hô hấp trong cơn hen phế quản ở trẻ em

Vai trò nhiễm vi rút hô hấp trong cơn hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản (HQP) là bệnh mạn tính đường hô hấp phổ biến trên thế giới, bệnh có xu hướng ngày càng tăng trong những thập niên gần đây. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ nhiễm một số vi rút hô hấp trong cơn hen phế quản và mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản ở trẻ em. Nghiên cứu cho ta thấy tỉ lệ vi rút hô hấp trong cơn hen phế quản là 49,66% trong đó: vi rút hợp bào hô hấp (38,36%), vi rút Adeno (30,14%), vi rút cúm A (9,58%), vi rút cúm B (21,92%), nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp bị cơn hen phế quản nặng chiếm 85,37%. Kết luận của đề tài là tỉ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong cơn hen phế quản là 49,66%. Nhóm bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp có biểu hiệm lâm sàng cấp tính và bị cơn hen phế nặng chiếm tỷ lệ cao.

Hen phế quản (HQP) là bệnh mạn tính đường hô hấp phổ biến trên thế giới, bệnh mang tính chất xã hội mà hậu quả của nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhi, gia đình và xã hội. Trong những thập niên gần đây số người mắc bệnh hen phế quản ngày càng có xu hướng tăng lên. Ở Việt Nam theo báo cáo của chương trình khảo sát quốc tế về hen và dị ứng ở trẻ em Hà Nội, tỷ lệ mắc hen phế quản chiếm 13,9%.
Các dấu hiệu lâm sàng của hen phế quản ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người lớn, triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và không điển hình, xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp kể cả đo lưu lượng đỉnh cũng khó thực hiện ở trẻ em, do đó việc chẩn đoán thường khó khăn. Trong nhiều yếu tố gây khởi phát cơn hen phế quản thì nhiễm vi rút hô hấp là một trong những tác nhân quan trọng nhất là ở trẻ em. Do vậy đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1.    Xác định tỷ lệ nhiễm một số vi rút hô hấp trong cơn hen phế quản
2.    Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với các đặc điểm lâm sàng của cơn hen phế quản ở trẻ em.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.    Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 147 bệnh nhi từ 6 tháng đến 15 tuổi, được chẩn đoán xác định là hen phế quản, đang có cơn hen phế quản, vào điều trị tại Khoa Hô hấp và Phòng Tư vấn hen, Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi
–    Bệnh nhi được chẩn đoán xác định là hen phế quản, theo tiêu chuẩn của GINA 2006 [3].
–    Bệnh nhi từ 6 tháng đến 15 tuổi.
–    Bệnh nhi đang có cơn hen phế quản.
–    Bệnh nhi chưa được điều trị dự phòng hen phế quản hoặc đã ngừng điều trị dự phòng ít nhất là 3 tháng trước khi tham gia nghiên cứu.
2.1.2.    Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản: theo GINA 2006 [3] chẩn đoán hen phế quản dựa vào khai thác tiền sử, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment