Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế ở Việt Nam hiện nay.Qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp. Với đường lối chính sách và cơ chế hợp lý, cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể, Việt Nam đã thực hiện được chủ trương đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài và chủ động phát huy nội lực, nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng bình quân tăng gần 8% năm, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế ở Việt Nam hiện nay Động lực cơ bản đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra, chính là nguồn nhân lực được đào tạo, đó là nhân tố con người tham gia trực tiếp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Là nhân tố quyết định mọi thắng lợi”.[ 9, tr 120]. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết phải chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực mà chất lượng nguồn nhân lực đó phụ thuộc vào chất lượng giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy – học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa hiện đại hóa và xã hội hóa”.[11, tr 132]
Bên cạnh nhu cầu bức thiết nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế trọng điểm, thì nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã đặt ra những áp lực lớn của xã hội với mục tiêu của ngành y tế là đảm bảo cho mọi người được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với xã hội chủ nghĩa.
Trước yêu cầu của xã hội, để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đề cao. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IV đã đề ra: “Một số vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Nghị quyết 37 của Chính phủ về “Định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến năm 2000 và 2020” đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề đó.
Tuy nhiên, việc chăm sóc và sức khỏe cho nhân dân có tốt hay không thì một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu là đội ngũ cán bộ y tế, đó là nguồn nhân lực, là người trực tiếp khám và cung cấp các dịch vụ y tế cho nhân dân. Các dịch vụ này có tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào chính bản thân người thầy thuốc. Một người thầy thuốc giỏi về chuyên môn, tận tụy với nghề nghiệp, có lương tâm đạo đức tốt thì chất lượng phục vụ sẽ tốt , đặc biệt là ở những vùng khó khăn về kinh tế, vùng sâu vùng xa, hải đảo nơi mà cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu trang bị còn nhiều thiếu thốn thì vai trò của người thầy thuốc còn quan trọng hơn nữa.
Từ nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ triết học đồng thời mong góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung, và nguồn nhân lực trong ngành Y tế nói riêng, gần đây có nhóm đề tài đề cập đến vấn đề đó:
– Đề tài khoa học “Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” do tác giả Lê Quang Hoành cùng các cộng sự – thuộc “Viện chiến lược và chính sách y tế” thực hiện nhằm nêu lên những vấn đề bất cập, những khó khăn trong công tác quản lý nguồn nhân lực y tế ở các cấp đồng thời đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn nhân lực y tế đảm bảo về chất lượng và số lượng cho nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời kỳ CNH và HĐH đất nước.
– Đề tài khoa học “Một số vấn đề về cơ sở khoa học, thực tiễn của việc xã hội hóa y tế” do Thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh thực hiện nhằm làm rõ một số cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề xã hội hóa y tế ở nước ta giai đoạn hiện nay.
– Đề tài khoa học “Đánh giá hiệu quả hoạt động của bác sĩ xã/phường tại một số địa phương” do tác giả Lưu Hoài Chuẩn và các cộng sự thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của bác sĩ tuyến xã/phường và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của họ.
– Luận văn thạc sĩ khoa học triết học “Xu hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân thực hiện nhằm phân tích những xu hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH.
– Trong những năm gần đây đã có một số bài nghiên cứu, trao đổi xung quanh vấn đề đổi mới và phát triển nguồn lực lao động y tế đăng trên các tạp chí và website như website Việt báo, tạp chí Thông tin y học thư viện trung ương, tạp chí Y học công cộng, tạp chí Chính sách y tế…
+ PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế “Bốn rào cản chất lượng nguồn nhân lực y tế” đã chỉ ra nhiều vấn đề còn hạn chế về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế.
+ Tác giả Thái Bình báo Sức khỏe và Đời sống “Đào tạo nguồn nhân lực y tế: mấu chốt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh” nhằm tìm những bước đi thích hợp trong việc đảm bảo đào tạo được số lượng và chất lượng cán bộ y tế.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo mở rộng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực y tế, gần đây nhất là hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội được Bộ Giáo dục và Bộ Y tế phối hợp tổ chức giữa năm 2008 với mục tiêu đưa ra một số giải pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời gian tới.
Các công trình trên đã phân tích nhiều vấn đề sâu sắc với một số lĩnh vực khác nhau để áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, đề tài này của chúng tôi tập trung nghiên cứu lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu của ngành và nhu cầu chung của xã hội ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế ở nước ta hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
– Làm rõ vai trò của đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế hiện nay đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
– Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực y tế ở Việt Nam hiện nay.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế nhằm đáp ứng yêu cầu ngành và nhu cầu xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế – nguồn lao động quyết định quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Khoa giáo Trung ương (2006), Triển khai Nghị quyết Đại hội X trong lĩnh vực khoa giáo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (1995), Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam, tập I, Nxb Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (1996), Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam, tập II, Nxb. Y học, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2001), Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế – Dự án WHO/HRH-001, Nxb. Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2002), Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI, Nxb. Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2002), 55 năm phát triển sự nghiệp y tế cách mạng (1945-2000), Nxb. Y học, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2002), Kỷ yếu Hội nghị y dược (tháng 12/2008), Nxb. Y học, Hà Nội.
8. Nguyễn Tấn Dũng (2007), Cổ phần hoá bệnh viện, trợ giá thuốc cho người nghèo, bài nói chuyện với các giáo sư, bác sĩ, lãnh đạo ngành y tế Hà Nội nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2-2007.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Lê Trần Đức (1971), Thân thế và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nxb. Y học và Thể dục – Thể thao, Hà Nội.
14. Phạm Mạnh Hùng (2001), “Y đức và một số giải pháp nâng cao y đức”, Tạp chí Bảo hiểm y tế Việt Nam, (8), tr.6-7.
15. Phạm Mạnh Hùng (2002), “Y đức và vấn đề nâng cao y đức”, Tạp chí cộng sản, (7), tr.33-34.
16. Ngô Gia Hy (1998), Nguồn gốc của y đức, sự đóng góp của nền y học và văn hoá Việt Nam, Hà Nội.
17. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
18. Trần Hậu Kiêm (chủ biên – 1997), Giáo trình đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva.
20. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 35, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva.
21. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva.
22. Hồ Chí Minh (2005), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đỗ Mười (1994), Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân là nhiệm vụ rất cao quí và nặng nề của thầy thuốc Việt Nam, bài phát biểu cuộc họp nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2-1994.
24. Phạm Công Nhất (2001), Tư tưởng triết học về con người qua các tác phẩm y học của Hải Thượng Lãn Ông, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
25. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội,Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
26. Trần Sĩ Phán (1996), “Sinh viên với định hướng giá trị đạo đức”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (3), tr.22.
27. Trần Sĩ Phán (1997), “Giáo dục đạo đức cho sinh viên- Một số phương pháp cơ bản”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (7), tr.20.
28. Đỗ Nguyên Phương (1997), Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Y học, Hà Nội.
29. Đỗ Nguyên Phương (1998), Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
30. Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nxb. Y học, Hà Nội.
31. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001- 2010, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Trung ương Hội sinh viên Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
33. Trường Cao đẳng Y tế Cộng đồng (2007), Văn bản về đào tạo và tuyển dụng.
34. Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (2007), Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2005- 2007.
35. Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng (2006), Tổng kết công tác đào tạo năm học 2005 – 2006.
36. Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng (2008), Tổng kết công tác đào tạo năm học 2007-2008.
37. Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 27 (2005-2007).
38. Trường Đại học Y Hải Phòng (2002), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo năm học 2001 – 2002.
39. Trường Đại học Y Hải Phòng (2004), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo năm học 2003 – 2004.
40. Trường Đại học Y Hải Phòng (2006), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo năm học 2005 – 2006.
41. Trường Đại học Y tế Công cộng (2006), Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào sinh viên năm học 2005- 2006.
42. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Văn bản về đào tạo và tuyển dụng.
43. Trường Đại học Y Thái Bình (2008), Văn bản về đào tạo và tuyển dụng.
44. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập 1, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
45. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Leave a Comment