VẾT THƯƠNG NGỰC BỤNG
VẾT THƯƠNG NGỰC BỤNG
Huỳnh Quang Khánh*
TÓM TẮT
Việc chẩn đoán vết thương ngực bụng dựa trên quan sát vị trí vết thương, khám toàn diện. X quang phổi và các phương tiện cận lâm sàng khác như siêu âm bụng, chụp cắt lớp điện toán… nhằm đánh giá thương tổn kết hợp ở cơ hoành, và các tạng trong bụng. Mở bụng cấp cứu là cần thiết trong những trường hợp vết thương ngực thấp có kèm triệu chứng củaphúc mạc. Mở ngực cấp cứu có chỉ định cho những trường hợp vết thương ngực bụng có chèn ép tim, tràn máu màng phổi tiếp diễn, sốc giảm thể tích, có kèm tổn thương tạng rỗng
(12).
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mụcđích đánh giá đặc điểm thương tổn, chẩn đoán và xử trí các thương tổn trong lồng ngực,cơ hoành và trong ổ bụng của các trường hợp
vết thương ngực bụng.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu
Kết quả: Trong thời gian từ 6/2000 đến 12/2003 tại bệnh viện Chợ Rẫy chúng tôi đã xử trí cho 32 trường hợp bệnh nhân có vết thương ngực bụng. Vết thương do dao đâm: 30, vết thương hỏa khí: 3. Tổn thương phổi: 8, tổn thương tim: 1, thực quản: 1, cơ hoành: 32, gan: 6, lách: 4, thận: 1, dạ dày: 10, ruột non: 3, ruột già: 1; Chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng, x quang phổi, siêu âm bụng, chụp cắt lớp điện toán… Điều trị: dẫn lưu màng phổi: 13, mở ngực:19,khâu phổi: 8, khâu cơ hoành: 16, khâu tim:1, rửa khoang màng phổi: 19; mở bụng: 30 trường hợp, khâu cơhoành: 16, khâu gan: 6, khâu lách: 1, cắt lách: 3, khâu thận: 1, khâu dạ dày: 10, khâu ruột: 3 trường hợp. Kết quả xuất viện tốt: 26, mủ màng phổi: 6, không có tử vong.
Kết luận: Bệnh nhân có vết thương ngực ở vùng thấp phải được chụp X quang phổi, và làm các nghiệm pháp khác để chẩn đoán các thương tổn cơ hoành, tạng trong ổ bụng. Mở ngực và bụng được chỉ định trong các trường hợp có các thương tổn trong ngực, trong bụng, đặcbiệt là các trường hợp có thủng tạng rỗng đi kèm.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất