VỊ TRÍ XƯƠNG MÓNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI XƯƠNG LÂN CẬN TRÊN PHIM CEPHALOMETRICS CỦA NGƯỜI KHỚP CẮN VÀ XƯƠNG LOẠI I

VỊ TRÍ XƯƠNG MÓNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI XƯƠNG LÂN CẬN TRÊN PHIM CEPHALOMETRICS CỦA NGƯỜI KHỚP CẮN VÀ XƯƠNG LOẠI I

VỊ TRÍ XƯƠNG MÓNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI XƯƠNG LÂN CẬN TRÊN PHIM CEPHALOMETRICS CỦA NGƯỜI KHỚP CẮN VÀ XƯƠNG LOẠI I
Võ Thị Thuý Hồng1, Tống Đức Phương2, Nguyễn Thị Thu Phương3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt TWHN
2 BV Huyện Chương Mỹ
3 Viện ĐTRHM- Đại học y HN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: xác định vị trí xương móng và mối tương quan với các xương lân cận trên phim sọ nghiêng Cephalometrics ở người bình thường.  Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 90 phim cephalometrics của các sinh viên 18-25 tuối có khớp cắn loại I và xương loại I. Kết quả nghiên cứu: khoảng cách C3-H: 33,59 ± 3,98 mm, khoảng cách H-RGN: 35,46 ± 4,51mm và khoảng cách C3-RGN: 66,70 ± 5,40mm. Kết luận: xương móng nằm ở vị trí ra trước hơn ở nam so với đốt sống cổ và khoảng cách của xương móng đến mặt phẳng Frankfort ở nam cũng lớn hơn ở nữ. Mối tương quan tuyến tính đồng biến giữa khoảng cách từ xương móng so với cột sống cổ và khoảng cách so với mặt phẳng Frankfort.

Xương móng là xương đặc  biệt trong cơ thểdo  không  khớp  với  bất  kỳxương nào.  Xương được  neo  giữbởi  các  cơ  trên  móng  và  dưới móng xương móng. Các cơ này nối xương móng với các cấu trúc khác như lưỡi, nền sọ, sụn giáp, xương hàm dưới…[1] Xương móng  và  hệthống cơ của  nó  chiếm  một  vai  trò  quan  trọng  trong chức năng nuốt  và  thở[4].  Và  những thay đổi của cấu trúc lân cận có thểảnh hưởng đến vịtrí của  xương  móng  trong  không  gian.  Một  sốnghiên cứu đã chỉra rằng những thay đổi ởvịtrí xương móngcó xu hướng liên quan đến  những thay  đổi  trong  vịtrí  hàm  dưới,  theo  tuổi,  giới [2],[6]. Bệnh nhân có khớp cắn loại II với đường hô hấp trên hẹp có vịtrí xương móng ởsau hơn và  nằm  vềphía  trước  nhiều  hơn  trong  những bệnh  nhân  khớp  cắn  loại III. Điều  này  cho  thấy có  sựảnh hưởng  của  sựthay đổi ởvịtrí trước sau  của  hàm  dưới  lên  vịtrí  xương  móng  và không gian đường hô hấp vùng họng. Phẫu thuật kéo dài xương hàm dưới  trên  bệnh  nhân  khớp cắn  loại  II  kém  phát  triển xương hàm dưới  dẫn đến  vịtrí ra trước  của xương móng và mởrộng của không gian đường thởvùng họng và thất bại trong phẫu thuật hàm dưới có liên quan với giảm kích thước trước  sau  của không gian đường  hô hấp  hầu  họng  [7].  Bệnh  nhân  tắc  nghẽn  ngừng thởkhi ngủcho thấy có kiểu mô mềm và xương khác  thường,  làm  giảm  không  gian  đường  hô hấp  phía  sau,  mặt  và  nền  sọphía trước  có  xu hướng được  lùi  ra  sau,  góc  nền  sọgiảm,  hàm dưới ngắn hoặc lùi ra sau (hoặc cảhai) và chiều cao tầng mặt dưới và góc mặt phẳng hàm dưới -hàm trên tăng, xương móng thườngnằm  thấp hơn trong mối quan hệvới mặt phẳng hàm dưới, lưỡi và vòm miệng được mởrộng và không gian sau  đường   thởbịgiảm.   Phim   sọnghiêng Cephalometrics cho đến  nay  vẫn  là  một phương tiện phổbiến và hữu dụng đểđánh giá cấu trúc sọmặt trong chẩn đoán và lập kếhoạch điều trịnắn    chỉnh  răng,  phẫu    thuật    chỉnh    hình xương…[5]. Vì vậy đểgiúp  cho  chẩn đoán hội chứng ngưng thởhoặc hẹp đường thởhay phẫu thuật chỉnh hình xương, việc xác định kích thước và vịtrí của xương móng ởngười bình thường có ý nghĩaquan  trọng.  Tuy  nhiên  các  nghiên  cứu này  còn  chưa  có  nhiều,  vì  vậy  chúng  tôi  tiến hành nghiên cứu “Vịtrí xương móng và mối liên quan     với   xương   lân   cận     trên     phim Cephalometrics người khớp cắn và xương loại I”. Mục tiêu nghiên cứu: xác định vịtrí xương móng và  mối tương quan với các xương lân cận  trên phim sọnghiêng Cephalometrics ởngười trẻtuổi khớp cắn loại I và xương loại I.

VỊ TRÍ XƯƠNG MÓNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI XƯƠNG LÂN CẬN TRÊN PHIM CEPHALOMETRICS CỦA NGƯỜI KHỚP CẮN VÀ XƯƠNG LOẠI I

Leave a Comment