VIÊM CƠ TIM

VIÊM CƠ TIM

VIÊM CƠ TIM

Viêm cơ tim (VCT) là một quá trình viêm kèm theo hoại tử cơ tim.

Nét đặc trưng về mô học của VCT là thâm nhiễm do viêm khu trú hoặc lan tỏa với sự tổn thương của những phần cạnh tế bào cơ tim. Quá trình viêm không chỉ giới hạn ở cơ tim mà còn có thể bao gồm cả nội tâm mạc, màng ngoài tim và bộ máy van lân cận.

PHÂN LOẠI

Có thể chia

1. VCT do siêu vi:

Người ta phân lập được rất nhiều loại siêu vi có thể gây nên VCT: Coxsackie A và B, Influenza A và B, Echovirus, Arbovius, Cytomegalovirus, HIV, Hepatitis, Epstein Barr virus, Mumps, Poliomyelitis, Herpes Simplex, Herpes Zoster, Rubella, Rubeola, Vaccinia. . .

a – Bênh cảnh lâm sàng :

• Triệu chứng viêm cơ tim:

– Sốt, lừ đừ, mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, hồng ban . . . trước khi có triệu chứng của tim mạch.

– Triệu chứng khó chịu ở vùng ngực kiểu màng ngoài tim thường gặp cũng có thể theo kiểu thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc đau ngực không điển hình.

• Thăm khám:

– Sốt, huyết áp thấp.

– Rối loạn nhịp: tim nhanh (không tương xứng với mức độ sốt, tăng ngay

cả khi nghỉ ngơi và khi gắng sức), tim chậm hiếm gặp.

– Âm thổi tâm thu của hai lá và ba lá thường gặp, cường độ T1 có thể giảm, có thể nghe T3, T4.

– Trường hợp suy tim nặng có thể kèm tĩnh mạch cổ nổi, ran ở phổi, tiếng ngựa phi, phù ngoại vi.

– Tiếng cọ màng tim và màng phổi cũng thường gặp.

b – Cân lâm sàng :

_ Điện tâm đồ: nhịp tim nhanh

_ X quang lồng ngực: bong tim to

_ Siêu âm tim: EF giảm

_ Sinh thiết cơ tim: qua đường TM vo mm thất P.

Các xét nghiệm khác:

♠ Tăng tốc độ lắng máu.

♠ Kháng thể tự thân tăng: TNF, IL-6, IgG3.

♠ Việc phát hiện Gen của virus trong sinh thiết nội mạc cơ tim bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA là một công cụ chuẩn đoán đầy hứa hẹn.

c -Điều trị viêm cơ tim:

• Chủ yếu là điều trị triệu chứng

❖ Điều trị suy tim: như phác đồ điều trị suy tim.

2 ) Viêm cơ tim do vi trùng:

Điều trị nên theo kháng sinh đồ. Trong khi chờ kết quả kháng sinh đồ có

thể dùng nhóm Cephalosporin thế hệ 3-4, Aminoglycoside, Penicilline,

Quinolone . . . hoặc thuốc điều trị lao đặc hiệu. Ceftriaxone: 2-4 gam/1 lần/

ngày/ IV/ IM và Gentamycine: 1mg/ kg/ IM / IV /12giờ.

3) Viêm cơ tim tự miễn:

❖ VCT do tế bào khổng lồ: hiếm gặp. Đặc trưng là sự xuất hiện tế bào khổng lồ đa nhân trong cơ tim, đặc biệt ở bờ của vùng hoại tử. Nguyên nhân chưa rõ thường kết hợp với 1 số bệnh tự miễn như loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh nhược cơ.

Biểu hiện: khởi phát đột ngột: sốt. ECG rối loạn dẫn truyền gồm block nhĩ thất cao độ, rối loạn nhịp thất.

Điều trị viêm cơ tim: bệnh diễn tiến xấu dần, bất chấp điều trị. Sinh thiết cơ tim thường giúp chẩn đoán bệnh. Điều trị ức chế miễn dịch: Cyclosporine, Azathioprine và corticoide có vẻ có lợi kéo dài thời gian chờ ghép tim hoặc tử vong.

❖ Sarcoidosis : đây là bệnh lý u hạt hệ thống chưa rõ nguồn gốc. Đặc điểm mô học là u hạt dạng không bả đậu hóa. Các u hạt khởi phát đáp ứng xơ hóa dẫn đến tổn thương cơ quan. Tổn thương tim thông thường biểu hiện là đột tử. Các phần của tim bị thay thế bằng các u hạt Sarcoid.

Chẩn đoán khó khăn: Phải nên cần tìm biểu hiện tổn thương ở cơ quan khác: X quang phổi, ECG, siêu âm tim, sinh thiết nội mạc cơ tim có độ nhạy thấp, độ đặc hiệu cao.

4 ) Tác nhân lý hóa:

Các chất phóng xạ, Lithium, Arsenic … có thể gây VCT, thường qua quá trình lâu dài.

TIÊN LƯỢNG

– Phần lớn các trường hợp VCT không triệu chứng sẽ tự giới hạn không bị rối loạn chức năng tim tồn lưu.

– Những bệnh nhân VCT có triệu chứng tiên lượng xấu hơn. Những bệnh nhân có thể tự hồi phục ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh mức độ rối loạn chức năng có thể ổn định hoặc tiến triển thành bệnh cơ tim dãn và suy tim. ( VCT tế bào khổng lồ, bệnh AIDS )

– Có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân đột tử bất chấp điều trị.



Leave a Comment