VIÊM TỤY CẤP TRÊN BỆNH NHÂN SỎI MẬT

VIÊM TỤY CẤP TRÊN BỆNH NHÂN SỎI MẬT

VIÊM TỤY CẤP TRÊN BỆNH NHÂN SỎI MẬT

Nguyễn Tâm Dũng, Đỗ Đình Công

TÓM TẮT :

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa diễn tiến lâm sàng của viêm tụy cấp (VTC) và sỏi mật (SM) để góp phần dự báo diễn tiến của VTC, để chọn lựa thái độ xử trí thích hợp và góp phần phòng ngừa bệnh. 

Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả. Hồi cứu tất cả bệnh nhân (bn) VTC >17 tuổi và SM, nhập bệnh viện Nhân dân Gia định trong thời gian từ tháng 6/1999 đến 6/2004. 

Kết quả: Có 550 trường hợp VTC, 508 bn sỏi túi mật, 542 sỏi đường mật chính. Nguyên nhân gây VTC: không rõ nguyên nhân: 26%, Sỏi túi mật: 17,5%, sỏi đường mật chính: 12,5%, do rượu: 18,5% và nguyên nhân khác 25,4%. Như vậy trong những trường hợp VTC do SM: 58,2% là sỏi túi mật, 35,1% sỏi đường mật chính và 6,7% kết hợp sỏi túi mật và đường mật chính. Tỉ lệ biến chứng VTC của sỏi túi mật: 18,9%, sỏi đường mật chính: 12,7%(tính chung là 15,7%). Về triệu chứng lâm sàng và diễn tiến VTC của nhóm sỏi mật: 73,3% đau ở bụng trên bên (P), 19,4% có sốt, 7,17% có sốc, 53,3% có vàng da, 81,8% tăng amylase nhiều (> 250 U/L), 17,6% thuộc thể xuất huyết, hoại tử và áp xe tụy, 8,5% có biến chứng hay tử vong. Về điều trị nguyên nhân SM: 66,7% nhóm sỏi túi mật được mổ, (23,2% mổ lấy sỏi và 47,8% được làm ERCP của nhóm sỏi đường mật chính). 

Kết luận: Liên hệ về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của sỏi mật trong VTC giúp thầy thuốc có thể phát hiện được nguyên nhân. Can thiệp kịp thời, chọn lựa biện pháp thích hợp để giảm biến chứng và tử vong của bệnh VTC do sỏi mật

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment