Xác định đot biến cua gen mã cho đồng thu the ccr5 va gen mã cho phối tử tự nhiên cxcr4 (sdf1) ơ các cap me con bị nhiễm HIV – 1 bằng kỹ thuat RLFP

Xác định đot biến cua gen mã cho đồng thu the ccr5 va gen mã cho phối tử tự nhiên cxcr4 (sdf1) ơ các cap me con bị nhiễm HIV – 1 bằng kỹ thuat RLFP

Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề rất đáng quan tâm của xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng. Hiện nay mọi châu lục, mọi quốc gia và mọi gia đình đều bị đe doạ bởi đại dịch này. Kể từ năm 1986, trên thế giới chỉ có 100 000 người bị nhiễm HIV thì đến năm 2005 có  khoảng 40,4 triệu người bị nhiễm HIV (WHO). Phương thức lây truyền ngày nay chủ yếu là theo đưòng tình dục, chiếm 70 – 80%, sau đó đến đường mẹ con 10% – 20%, còn lại là đường truyền máu, bệnh nghề nghiệp…
Ở Việt Nam, tính đến 31/10/2006 có 114.367 người  nhiễm  HIV,  số  người  bị  HIV/AIDS  là 19.695, số người chết do HVI/AIDS là 11468 [1]. Từ HIV đến AIDS là  cả một quá trình virut xâm nhập vào tế bào T CD4, sau đó gây nhiễm các tế bào khác. Quá trình nhân lên và xâm nhiễm càng nhiều  thì  bệnh  nhân  sẽ  nhanh  chóng  chết  vì AIDS. Để xâm nhập và phát triển tế bào T CD4, virut HIV phải gắn gp120 của nó với các thụ thể trên bề mặt tế bào T CD4, đó là thụ thể CD4 và các đồng thụ thể khác: ở giai đoạn sớm thì nó sử dụng đồng thụ thể CCR5 có ái tính M (Macrophage). Còn ở giai đoạn muộn thì nó sử dụng đồng thụ thể CXCR4 ái tính với tế bào lym- pho T. Ngoài ra, yếu tố SDF1 (Stromal delived factor) là  phối tử  tự  nhiên  của  CXCR4, khi tăng hoạt động thì nó gắn vào CXCR4 làm chiếm chỗ và gp120 của HIV không có  chỗ gắn và  không xâm nhập được vào trong tế bào.
Năm 1996 LIU & al [2] đã phát hiện ra mất đoạn đồng hợp tử 32 đôi base ở gen mã cho CCR5 thì bệnh nhân có khả năng chống đỡ HIV mạnh và chậm tiến triển thành AIDS. Ngoài ra, 1998
Winker C & al [3] thấy rằng nếu ở vùng không sao chép (UTR) 801 G bị thay thế bằng A của gen mã cho SDF1, thì sẽ làm hoạt hoá gen khởi động tạo nên nhiều SDF1 và gây nên phong bế hoàn toàn CXCR4 làm cho virut không vào được tế bào, bệnh tiến triển chậm.
Vậy hai loại đột biến này có hay không ở các bệnh nhân nhiễm HIV ở Việt Nam. Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành đề tài với hai mục tiêu:
1.    Xác định tỷ lệ đột biến ▲32 của gen mã cho  đồng  thụ  thể  CCR5  ở  37  người  mẹ  bị nhiễm HIV và con của họ.
2.    Xác định tỷ lệ đột biến G→A ở vị trí 801 vùng không sao chép của gen mã SDF1  ở các đối tượng trên.
II.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
74 người: Trong đó của 37 mẹ có huyết thanh chẩn đoán HIV(+) bằng kỹ thuật PCR sử dụng 03 loại mồi khuyếch đại vùng C2V3 (gp120), p17 và gp41 của HIV – 1 tuổi từ 30 – 35: Trong đó 9 sản phụ bị nhiễm HIV từ năm 2002 và 28 đối tượng bị nhiễm HIV từ năm 2003 và 37 con của họ được lấy máu cuống rốn ngay sau sinh. Là đối tượng nghiên cứu của đề tài cấp Bộ Y tế năm 2005 “bước đầu nghiên cứu sự lây truyền HIV từ mẹ sang con

Đột biến gen mã cho CCR5 mất 32 đôi base ở vị trí 607 – 639 và đột biến thay thế G thành A của nucleo- tid ở SDF1 (liên phối tử CXCR4) đã được xem là yếu tố làm chậm tiến triển bệnh ở các bệnh nhân nhiễm HIV – 1. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đột biến 2 gen này ở 37 cặp sản phụ bị nhiễm HIV – 1 và con của họ. Đối tượng và phương pháp: 37 người mẹ được chẩn đoán HIV(+) bằng PCR từ DNA tách máu ngoại vi của mẹ và máu cuống rốn của con. PCR khuyếch đại các đoạn gen CCR5 và cắt bằng EcoR1 để xác định đột biến. Khuyếch đại SDF1 và cắt bằng HpAII. Kết quả, bàn luận và kết luận: Không thấy đột biến mất đoạn 32 đôi base ở gen mã cho CCR5 và có đột biến ở gen SDF1. Kết luận: Đột biến của gen SDF1 như sau: ở mẹ đồng hợp tử là 2,7%. Dị hợp tử là 40,54%, ở con thì đồng hợp tử là 5,4%, dị hợp tử là 45,95%. Không thấy đột biến mất 32 đôi baze ở gen mã cho CCR5.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment