Xác định loài và độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ ở trẻ em

Xác định loài và độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ ở trẻ em

Nghiên cứu nhằm xác định loài và độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ ở trổ em tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 01/02/2010 đến 31/03/2010. Phương pháp nghiên cứu: 38 bệnh nhi có viêm tai giữa mãn tính thủng màng nhĩ một bên hoặc cả hai bên được thăm khám lâm sàng, mủ tai được gửi đến phòng xét nghiệm vi sinh của Bệnh viện Tai Mũi Họng cấy tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Tỉ lệ cấy vi khuẩn dương tính là 78,95%. Pseudomonas aeruginosa chiếm tới 28,12% chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là Moracella catarrhalis: 25%, Staphylococcus aureus: 21,87% và Hemophilus Influenzae: 15,62%. Kết quẩ kháng sinh đồ cho thấy các vi khuẩn này hầu như kháng lại các kháng sinh phổ biến đang sử dụng. Kết luận: Hầu hết các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, M.catarrhalis, H.influenzae đều kháng lại các kháng sinh thông dụng. Các vi khuẩn phân lập được còn nhạy cảm với một vài kháng sinh cephalosporin thế hệ 2, 3 và cặp phối hợp amoxicilin/clavulanat.

Viêm tai giữa (VTG) hiện nay là một bệnh rất hay gặp trong tai mũi họng, trên khoảng 2 – 5% dân số theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới. Tác nhân gây VTG chủ yếu là vi khuẩn. Ở Việt Nam, viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) chiếm khoảng 3 – 5% các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em. số bệnh nhân này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nhiều khả năng bị viêm tai giữa mạn tính khi trưởng thành. Điều này gây trở ngại rất lớn cho vấn đề điều trị vì đây là một bệnh diễn biến lâu năm, gây điếc, ảnh hưởng nhiều đến phát triển [1, 2, 3]. Viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất với mục tiêu: Xác định loài và độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ ở trẻ em tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 01/02/2010 đến 31/03/2010.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment