Xác định mối liên quan giữa điểm tuyển sinh với kết quả trong quá trình học tập và điểm thi tốt nghiệp của sinh viên y đa khoa khóa 2004-2010, Đại học Y Hà Nội.

Xác định mối liên quan giữa điểm tuyển sinh với kết quả trong quá trình học tập và điểm thi tốt nghiệp của sinh viên y đa khoa khóa 2004-2010, Đại học Y Hà Nội.

Xác định mối liên quan giữa các điểm tuyển sinh đầu vào với kết quả trong quá trình học tập của sinh viên y đa khoa. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm trung bình của 3 môn thi đầu vào, những sinh viên nam có điểm đầu vào môn toán cao hơn so với sinh viên nữ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm trung bình tất cả các nhóm môn học của sinh viên nữ đều cao hơn đáng kể so với sinh viên nam (p < 0,001), của nhóm từ 24 tuổi trở xuống cao hơn so với nhóm sinh viên 24 tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Không có mối liên quan giữa điểm 3 môn thi đầu vào với nhóm các môn nội – ngoại – sản – nhi; y xã hội học và y tế công cộng. Có mối liên quan dương giữa điểm môn toán (hệ số tương quan R = 0,32, p = 0,004) và môn hóa (R = 0,42, p = 0,000) với các môn cơ sở khối ngành, môn sinh với các môn yhọc cơ sở (R = 0,25, p = 0,03), có mối tương quan âm giữa môn sinh với các môn chuyên khoa lẻ (p < 0,01; R = – 0,36).

Từ năm 2002, phương án “3 chung” được coi là bước đột phá trong tuyển sinh đại học. Dù được công nhận với một số những ưu thế rõ rệt nhưng đa số ý kiến cho rằng cho đến nay, phương án này đã biểu hiện quá nhiều bất cập vì không có những thay đổi phù hợp. Theo phương thức này, các thí sinh dự định vào ngành Y sẽ thi 3 môn toán, hóa, sinh dành cho khối B vào giống hệt như các thí sinh đăng ký vào các trường đào tạo ngành nghề khác. Trước nhu cầu đào tạo nhân lực y tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và kinh tế thị trường đòi hỏi sản phẩm đầu ra là những người hành nghề chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các trường Y ngay từ khâu tuyển sinh phải chọn lựa được đúng người phù hợp, có khả năng học tập để trở thành người bác sỹ được chấp nhận và sử dụng. Với điểm đỗ đầu vào cao nhất trong cả nước có thể coi những sinh viên nhập học là những người có năng lực về toán, hóa, sinh thuộc vào mức cao nhất so với các thí sinh tham dự kỳ thi năm đó. Tuy nhiên với cách thi “3 chung” và tính điểm đỗ như vậy liệu có xảy ra một số vấn đề như: (1) Một thí sinh giỏi toán nhưng chưa chắc có những năng lực phù hợp để có thể trở thành một người bác sỹ với đòi hỏi khi tốt nghiệp phải đảm nhận được vai trò là một người biết giao tiếp hiệu quả đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đồng nghiệp và những ngành nghề khác; biết cộng tác và chia sẻ…(2) Một thí sinh 27 điểm không đỗ dù có 3 điểm 9 (thiếu có nửa điểm so với điểm chuẩn năm đó) nếu được áp dụng một phương pháp tuyển chọn đặc thù cho ngành Y như ở một số nước khác có thể có kết quả đánh giá cao hơn và có cơ hội được học để trở thành bác sỹ hơn. Tuyển chọn các thí sinh theo học chương trình đào tạo bác sỹ ở bất kỳ đâu đều phải có những tiêu chí rất khắt khe, đảm bảo độ tin cậy, tính giá trị để chọn lựa được những thí sinh phù hợp [5]. Nghề y là một nghề đặc biệt cần có những chính sách tuyển chọn và đào tạo đặc thù. Thi kiểu “3 chung” như hiện nay sẽ không phân biệt được những sinh viên-bác sỹ tương lai có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu khoa học về con người, đảm nhận vị trí của hai người thầy, một nhà truyền thông giáo dục sức khỏe với những thí sinh học tập dập khuôn theo những khối kiến thức cứng nhắc. Không riêng gì trường Y, nhiều trường mong muốn tự chủ trong tuyển sinh nhưng nếu chỉ là những nhận xét không có bằng chứng khoa học chắc sẽ thiếu tính thuyết phục. Với mong muốn góp phần cung cấp số liệu cụ thể để trả lời câu hỏi liệu có mối liên quan giữa điểm thi tuyển đầu vào với kết quả học tập trong quá trình đào tạo sinh viên Y đa khoa hay không? Đề tài được tiến hành với mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa điểm tuyển sinh với kết quả trong quá trình học tập và điểm thi tốt nghiệp của sinh viên y đa khoa khóa 2004-2010, Đại học Y Hà Nội.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment