Xác định nồng độ homocysteine huyêt tương trên bệnh nhân có hội chứng sa sút trí tuệ

Xác định nồng độ homocysteine huyêt tương trên bệnh nhân có hội chứng sa sút trí tuệ

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày một được cải thiện nên tuổi thọ ngày càng cao. Chính vì thế, số lượng người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ phát triển của người cao tuổi hàng năm tiếp tục tăng tuỳ theo mỗi quốc gia, dao động từ 2,3% trong một năm (giai đoạn 1955¬1975) lên đến 2,6% (giai đoạn 1995-2025). Ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây, nhờ những phát triển về các thành tựu về kinh tế – xã hội và y tế đã đạt được, cuộc sống của con người ngày được nâng cao, đặc biệt tuổi thọ trung bình trong nửa thế kỷ qua đã tăng lên đáng kể (năm 1945 là 32 tuổi, đến năm 1999 là 67,8 tuổi). Năm 1940, nước ta chỉ có 1,5 triệu người cao tuổi (chiếm 5,8% dân số); năm 1989 đã tăng lên trên 4,6 triệu người cao tuổi (7,19% dân số) và năm 1999 là trên 6,1 triệu người cao tuổi (8,2% dân số). Dự đoán đến năm 2020 sẽ có khoảng 12,3 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 10% dân số. Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người già dẫn đến làm thay đổi cơ cấu dân số, thay đổi đáng kể về mô hình bệnh tật đặc biệt là các bệnh lý người già như: các bệnh mạn tính không lây truyền và các bệnh thoái hóa ngày càng tăng và thực sự trở thành một vấn đề quan trọng. Sa sút trí tuệ là bệnh lý đã được nghiên cứu nhiều ở các nước phát triển, nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ bao gồm: tuổi, giới, tiền sử gia đình, một số thói quen, lối sống và một số rối loạn bệnh lý khác nhau… Hiện nay vấn đề chẩn đoán hội    chứng    SSTT    cũng    đang còn    rất    khó    khăn người    ta chưa    tìm ra được    một    triệu
chứng hay một xét nghiệm nào có thể coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hội chứng SSTT. Theo một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy homocysteine huyết tương có liên quan đến hội chứng SSTT và có thể có giá trị trong chẩn đoán. Ở Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định nồng độ homocysteine huyêt tương trên bệnh nhân có hội chứng sa sút trí tuệ ” với các mục tiêu:
1.    Xác định nồng homocysteine ở nhóm bệnh nhân có hội chứng sa sút trí tụê. 
2.    Đánh giá giá trị xét nghiệm homocysteine huyết tương trong chẩn đoán hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 41 bệnh nhân SSTT và 51 người khỏe mạnh có cùng độ tuổi và giới tính tại Viện Lão khoa Quốc gia, Bộ Y tế.
*    Nhóm chứng
Gồm 51 người khỏe mạnh, có độ tuổi từ 45 trở lên, không mắc hội chứng sa sút trí tuệ và không    mắc    các bệnh có triệu    chứng    giống    như    SSTT và    giới    tương    đương,    tự
nguyện tham gia vào nhóm nghiên cứu.
*    Nhóm bệnh
Gồm 41 bệnh nhân SSTT được lựa chọn theo những tiêu chuẩn được dùng nhiều nhất là Sách Thống kê và chẩn đoán Bệnh tâm thần (DSM-IV) và phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ X kết hợp với bảng đánh giá thang điểm MMSE (Mini Mental State Examination):
2.2.     Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh với nhóm đối chứng.
2.3.    Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
Định lượng tHcy: Thực hiện trên máy Architecti (Abbott) Mu, tại khoa Hóa sinh Viện Lão Khoa Quốc Gia Việt Nam.
Các kỹ thuật xét nghiệm khác được thực hiện theo quy trình chuẩn thông thường.
2.4.    Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được được xử lý bằng các chương trình thống kê y sinh học, theo chương trình SPSS for Windows 11.5.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment