Xác định phương pháp và phương tiện truyền thông trong công tác truyền thông phòng chống bệnh lao tại cộng đồng

Xác định phương pháp và phương tiện truyền thông trong công tác truyền thông phòng chống bệnh lao tại cộng đồng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, trong đó có việc lựa chọn phương pháp và phương tiện chuyển tải thông tin thích hợp đối với các nhóm đối tượng đích. 

Mục tiêu:(1) Mô tả khả năng tiếp cận các phương tiện/nguồn cung cấp thông tin truyền thông của người dân huyện Ba Vì. (2) Xác định phương pháp/phương tiện truyền thông phù hợp trong công tác truyền thôngphòng chống bệnh lao. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu được tiến hành tại cơ sở thực địa dịch tễ học Ba Vì bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu:là người trưởng thành được chọn ngẫu nhiên từ các hộ gia đình. Kết quả và kết luận:Tổng số người được phỏng vấn là 12143 người. Người dân có thể thu nhận thông tin về bệnh lao từ nhiều nguồn. Hai nguồn cung cấp thôngtin chủ yếu là đài truyền hình (64,6%) và từ bạn bè/người thân (42,7%). Có sự khác biệt về phương tiện/nguồn cung cấp thông tin giữa nam và nữ giới. Người dân cũng đề nghị nên cung cấp thông tin qua nhiều phương tiện/cách; đài truyền hình và loa phát thanh được đề nghị nhiều nhất (70,4% và 55,1%). 

Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong những bệnh có số người mắc và tử vong cao nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) mỗi năm có thêm 9 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao [9]. Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới, ước tính số bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) là 85/100.000 dân và mỗi năm có khoảng 20.000 người chết do lao [1]. Theo hướng dẫn của TTCYTTG và hiệp hội bài lao quốc tế, Việt Nam đã triển khai chiến lược điều trị có kiểm soát trực tiếp bằng công thức hóa trị liệu ngắn ngày (DOTS) trên toàn quốc. Việc phát hiện bệnh nhân chủ yếu bằng phương pháp thụ động [2], tức là ngườidân phải tự nhận biết được các dấu hiệu/ triệu chứng nghi lao và chủ động đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. 

Công tác truyền thông giáo dục phòng chống bệnh lao là một trong những hoạt động quan trọng góp phần để chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) thực hiện và đạt được các mục tiêu đề ra. Các tài liệu và hoạt động truyền thông cần dễ hiểu và phù hợp với phong tục tập quán. Việc lựa chọn phương tiện và phương pháp truyền thông phải dựa trên các đặc điểm: nội dung cần tuyên truyền, phương tiện và phương pháp truyền thông nào phù hợp và hiệu quả với nội dung cần tuyên truyền và đối tượng đích [7]. Để tìm hiểu phương tiện/nguồn thông tin nào người dân có thể tiếp cận được giúp cho công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT – GDSK) tại cộng đồng được phù hợp và hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây với mục tiêu:

1. Mô tả khả năng tiếp cận các phương tiện/nguồn cung cấp thông tin TT – GDSK phòng chống bệnh lao của người dân huyện Ba Vì. 

2. Xác định các phương pháp/phương tiện truyền thông phù hợp trong công tác truyền thông phòng chống bệnh lao

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment