XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỈ LỆ HỆ THỐNG SỌ-MẶT-RĂNG
Luận án tiến sĩ y học XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỈ LỆ HỆ THỐNG SỌ-MẶT-RĂNG.Từ khi phim sọ nghiêng ra đời, phân tích phim đo sọ đã được sử dụng trong chỉnh hình răng mặt để đánh giá mức độ hài hòa của nét mặt nhìn nghiêng. Phân tích phim đo sọ thường so sánh các giá trị kích thước hoặc góc giữa các cá thể hay giữa cá thể và một nhóm mẫu chuẩn trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi xét đến sự hài hòa của khuôn mặt, nếu dựa vào các kích thước, các góc độ trên phim, việc đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hình dung tổng thể khuôn mặt của một cá thể.
Đã từ lâu các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà tạo hình… đã ứng dụng phương pháp đánh giá tỉ lệ khuôn mặt của con người vào trong các tác phẩm nghệ thuật. Một phân tích tỉ lệ giữa các thành phần cấu trúc sọ mặt sẽ giúp cho việc xác định cũng như chẩn đoán các vị trí bất hài hòa dễ dàng hơn.
Năm 1958, Moorrees và Kean [70] giới thiệu phương pháp phân tích mặt bằng sơ đồ lưới trên phim sọ nghiêng. Phương pháp phân tích này là một phương pháp đánh giá hình thái sọ mặt theo các tỉ lệ, không tùy thuộc vào kích thước đo đạc. Các giá trị đo đạc trên phim sẽ được biểu hiện qua hình ảnh một sơ đồ trên một lưới được thiết lập riêng cho từng cá thể. Một sơ đồ lưới đầy đủ các điểm chuẩn sẽ đem đến một bức tranh cô động và dễ hiểu về những biểu hiện bình thường, hay bất thường do những thay đổi của một hay nhiều thành phần của cấu trúc sọ mặt. Điều này hoàn toàn khác so với các phương pháp phân tích sử dụng biện pháp đo đạc truyền thống. Bằng cách so sánh hình vẽ nét của cá thể với sơ đồ lưới chuẩn có nét mặt hài hòa được lập ra từ chính giá trị của cá thể đó, chúng ta sẽ xác định được vị trí, cũng như mức độ bất hài hòa của hệ thống sọ mặt ở mỗi cá thể.
Theo Moorrees [72], việc thiết lập sơ đồ lưới trước tiên phải xác định hệ trục tọa độ chuẩn. Ông đã chọn mặt phẳng ngang hay trục hoành của đồ thị là mặt phẳng vuông góc với đường thẳng dọc giữa thật sự trên phim sọ nghiêng khi đầu được chụp ở tư thế tự nhiên. Theo ông, đây là mặt phẳng ngang đầu tự nhiên và là mặt phẳng ngang thật sự của một cá thể và ít thay đổi nhất trên khối sọ mặt. Tuy nhiên, đa phần các phim sọ nghiêng hiện tại đều sử dụng mặt phẳng Frankfort như mặt2 phẳng xác định tư thế bệnh nhân khi chụp phim. Mặt phẳng này được tái lập dễ dàng do khi chụp phim, đầu bệnh nhân được giữ chặt trong bộ phận giữ đầu của máy X-quang. Nhưng ở một số người, mặt phẳng Frankfort không trùng với mặt phẳng ngang thật sự (mặt phẳng dùng để đánh giá thẩm mỹ mặt trong đời sống hằng ngày) trên cá thể đó. Điều này dẫn đến kết quả các phân tích phim sọ nghiêng khi sử dụng mặt phẳng Frankfort làm tham chiếu để đánh giá thẩm mỹ nét mặt nhìn nghiêng của cá thể đôi khi có sự khác biệt với những đánh giá thẩm mỹ qua ảnh chụp hay trong cuộc sống đời thực.
Với mong muốn đưa ra các chuẩn sọ mặt bình thường đặc trưng cho nhóm người Việt theo phương pháp sơ đồ lưới với mặt phẳng tham chiếu đầu tự nhiên, từ đó có thể thiết lập sơ đồ lưới chuẩn riêng cho từng cá thể. Trên cơ sở đó, các bác sĩ chỉnh hình có thể đưa ra các chẩn đoán trên phim, thiết lập kế hoạch điều trị một cách nhanh chóng và phù hợp với từng cá thể trên lâm sàng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với những mục tiêu sau:
1. Thiết lập phương trình xác định mặt phẳng tham chiếu đầu tự nhiên từ mặt phẳng tham chiếu Frankfort trên phim sọ nghiêng.
2. Xác định sơ đồ lưới chuẩn cho người Việt.
3. Xây dựng quy trình thiết lập sơ đồ lưới cá nhân hóa và một số ứng dụng của sơ đồ lưới trong chỉnh hình răng mặt
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………….i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………………..v
DANH MỤC CÁC HÌNH ………………………………………………………………….vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………3
1.1. PHIM SỌ NGHIÊNG ………………………………………………………………3
1.1.1. Lịch sử phát triển ……………………………………………………………….3
1.1.2. Công dụng của phim sọ nghiêng …………………………………………..4
1.2. MẶT PHẲNG THAM CHIẾU …………………………………………………. 4
1.2.1. Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng ……………………………………..5
1.2.2. Mặt phẳng tham chiếu…………………………………………………………9
1.3. PHÂN TÍCH PHIM SỌ NGHIÊNG…………………………………………. 23
1.3.1. Hình ảnh phim tia X chuẩn hóa………………….………………24
1.3.2. Phân loại phân tích phim sọ nghiêng…………………………….26
1.4. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA MOORREES………………………… 30
1.4.1. Định nghĩa phân tích sơ đồ lưới……………………………………………. 31
1.4.2. Ưu điểm của phân tích sơ đồ lưới…………………………………………. 32
1.4.3. Các nghiên cứu phân tích sơ đồ lưới trên thế giới và tại Việt
Nam……33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP………………………………… 37
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU …………………………………………………….. 37
2.2. ĐỐI TƯỢNG và CỠ MẪU NGHIÊN CỨU………………………………. 37
2.2.1. Mẫu 1: Xác lập công thức xác định mặt phẳng ngang đầu tự nhiên
trên phim sọ nghiêng………………………………………………………………….. 372.2.2. Mẫu 2: Phân tích đặc điểm sơ đồ lưới của người Việt trưởng thành
……………………………………………………………………………………… 39
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ……………………………. 40
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:…………………………………………… 41
2.4.1. Phương tiện nghiên cứu………………………………………………………. 41
2.4.2. Tiến trình thực hiện ……………………………………………………………. 41
2.4.3. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………….. 44
2.4.4. Đánh giá độ tin cậy và chính xác của phương pháp nghiên cứu…. 54
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ………………………………………………….. 56
2.6. VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU………………………………… 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ …………………………………………………………………… 59
3.1. THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH XÁC ĐỊNH MẶT PHẲNG THAM
CHIẾU ĐẦU TỰ NHIÊN TỪ MẶT PHẲNG FRANKFORT………………. 59
3.1.1. Mối tương quan các điểm trên mô xương ………………………………. 60
3.1.2. Mối tương quan các điểm mốc trên mô mềm………………………….. 61
3.1.3. Phương trình xác định mặt phẳng đầu tự nhiên từ mặt phẳng
Frankfort. ………………………………………………………………………………….. 62
3.2. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ LƯỚI CHUẨN CHO NGƯỜI VIỆT……………. 66
3.2.1. Đặc điểm chuẩn mô mềm mặt của người Việt trong phân tích sơ đồ
lưới…………………………………………………………………………………………… 67
3.2.2. Đặc điểm chuẩn mô cứng mặt của người Việt trong phân tích sơ đồ
lưới…………………………………………………………………………………………… 73
3.2.3. Mối liên hệ giữa mô mềm mũi-môi-cằm trên phim sọ nghiêng của
người Việt bằng phân tích tỉ lệ (những phát hiện thêm ngoài phân tích sơ
đồ lưới): ……………………………………………………………………………………. 84
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………… 894.1. THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH XÁC ĐỊNH MẶT PHẲNG THAM
CHIẾU ĐẦU TỰ NHIÊN TỪ MẶT PHẲNG FRANKFORT………………. 89
4.1.1. Mối tương quan giữa hai sơ đồ lưới được thiết lập theo mặt phẳng
tham chiếu đầu tự nhiên và Frankfort (tương quan các điểm mốc trên mô
xương)………………………………………………………………………………………. 89
4.1.2. Sự cần thiết xác lập phương thức xác định mặt phẳng ngang đầu tự
nhiên trên phim sọ nghiêng. …………………………………………………………. 91
4.1.3. Phương trình xác định vị trí mặt phẳng đầu tự nhiên tên phim sọ
nghiêng. ……………………………………………………………………………………. 95
4.2. ĐẶC ĐIỂM SƠ ĐỒ LƯỚI CHUẨN CỦA NGƯỜI VIỆT …………….. 98
4.2.1. Kích thước sơ đồ lưới theo trục tọa độ xy:……………………………… 98
4.2.2. Đặc điểm chuẩn mô mềm mặt người Việt trong phân tích sơ đồ lưới
………………………………………………………………………………………………. 100
4.2.3. Đặc điểm chuẩn mô cứng mặt người Việt trong phân tích sơ đồ lưới107
4.2.4. Mối liên hệ giữa mô mềm mũi-môi-cằm trên phim sọ nghiêng của
người Việt từ phân tích sơ đồ lưới (những phát hiện thêm ngoài phân tích
sơ đồ lưới):………………………………………………………………………………. 119
4.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THIẾT LẬP SƠ ĐỒ LƯỚI CÁ NHÂN HÓA VÀ
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SƠ ĐỒ LƯỚI TRONG CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT
………………………………………………………………………………………… 126
4.3.1. Xây dựng quy trình thiết lập sơ đồ lưới cá nhân hóa bằng phần mềm
vi tính để hỗ trợ chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị……………………127
4.3.2.Ứng dụng phân tích sơ đồ lưới trong chỉnh hình răng
mặt…………………………………………..………………………..…127
4.3.3. Một số ví dụ minh
họa..…………………………………………1261
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………… 140DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tính lặp lại được của vị trí đầu tự nhiên ở mỗi cá nhân sau
nhiều lần đo qua các nghiên cứu…………………………………………………………. 18
Bảng 1.2: Bảng các giá trị trong phân tích Steiner…………………………………. 27
Bảng 1.3: Các nghiên cứu về phân tích sơ đồ lưới trên thế giới……………….. 33
Bảng 2.1: Hệ số tương quan giữa hai lần đo (n=15)…………………………54
Bảng 3.1: Giá trị trung bình các tỉ lệ và hệ số tương quan của các điểm mốc
trên mô xương giữa hai mặt phẳng đầu tự nhiên và Frankfort………………….. 60
Bảng 3.2: Giá trị trung bình các tỉ lệ và hệ số tương quan của các điểm mốc
trên mô mềm giữa hai mặt phẳng đầu tự nhiên và Frankfort……………………. 62
Bảng 3.3: Hệ số tương quan giữa các góc tạo bởi các đưởng Na’Pn, Na’Sn,
Pog’Pn, Gla’Sn hợp với mặt phẳng đầu tự nhiên và mặt phẳng Frankfort. … 65
Bảng 3.4. Độ dài trung bình trục hoành và trục tung (chiều dài và chiều rộng
của hình chữ nhật nhỏ) sơ đồ lưới của nam và nữ người Việt …………………. 68
Bảng 3.5: Tọa độ và tỉ lệ các điểm thuộc tầng mặt trên. …………………………. 69
Bảng 3.6. Tọa độ và tỉ lệ điểm thuộc tầng mặt dưới trên sơ đồ lưới………….. 71
Bảng 3.7: Tọa độ và tỉ lệ các điểm mốc quanh vùng cằm của xương hàm dưới
……………………………………………………………………………………………………… 73
Bảng 3.8: Tọa độ và tỉ lệ các điểm thuộc cành ngang và cành đứng xương hàm
dưới ……………………………………………………………………………………………….. 75
Bảng 3.9: Tọa độ và tỉ lệ các điểm thuộc nền sọ……………………………………. 76
Bảng 3.10: Tọa độ và tỉ lệ các điểm trên mặt phẳng nhai………………………… 78
Bảng 3.11: Tọa độ và tỉ lệ các điểm thuộc xương hàm trên. ……………………. 79
Bảng 3.12: Tọa độ và tỉ lệ các điểm răng cửa hàm trên và hàm dưới………… 80
Bảng 3.13: Tọa độ và tỉ lệ các điểm thuộc tam giác xương hàm trên ………… 81
Bảng 3.14: Độ dài hình chiếu các điểm Sn, Ls, Sto, Li, B’, Pog’, Pn lên cạnh
đứng (chiều dài), cạnh ngang (chiều rộng) hình chữ nhật (đơn vị tính: mm). 85vi
Bảng 3.15 Tỉ lệ độ dài hình chiếu của các điểm mốc theo chiều ngang và
chiều đứng tương ứng với cạnh ngang (chiều rộng hình chữ nhật: x) và cạnh
đứng (chiều dài hình chữ nhật: y) trong hình chữ nhật được thiết lập qua các
điểm Pn, Pog’ và các cạnh song song hay vuông góc với mặt phẳng đầu tự
nhiên. …………………………………………………………………………………………….. 86
Bảng 3.16: Các số đo góc mũi-môi (Pn-Sn-Ls), góc môi cằm (Li-B’-Pog’),
góc mặt phẳng đầu tự nhiên và đường E (đơn vị tính: độ) ………………………. 87
Bảng 3.17: Khoảng cách và tỉ lệ của các đoạn Sn-Ls, Ls-Li, Li-Pog’ so với SnPog’……………………………………………………………………………………………….. 88
Bảng 4.1: Tỉ lệ chiều dài và chiều ngang của hình chữ nhật lõi sơ đồ lưới theo
giới của người Việt và các dân tộc trên thế giới…………………………………….. 99
Bảng 4.2: Tỉ lệ tọa độ các điểm Gla’ và Na’ theo giới của Việt và các nước
trên thế giới …………………………………………………………………………………… 100
Bảng 4.3: Tỉ lệ tọa độ điểm Pn của nam và nữ người Việt và các nước trên thế
giới………………………………………………………………………………………………. 10
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các điểm mốc trên mô mềm …………………………………………………..6
Hình 1.2: Các điểm mốc thường dùng trên mô xương. ……………………………..9
Hình 1.3: Một số mặt phẳng tham chiếu ………………………………………………. 10
Hình 1.4: Hai cá thể có nét mặt nhìn nghiêng gần như giống nhau nhưng độ
nghiêng đường SN hoàn toàn khác nhau khi sắp xếp trùng nhau ở vị trí đầu tự
nhiên ……………………………………………………………………………………………… 11
Hình 1.5: Mặt phẳng Frankfort trên sọ khô…………………………………………… 13
Hình 1.6: Sự thay đổi độ nghiêng của mặt phẳng ngang Frankfort khác nhau ở
từng cá thể. Độ lệch của mặt phẳng Frankfort với mặt phẳng ngang thật sự lần
lượt là:……………………………………………………………………………………………. 13
Hình 1.7: Khối sọ mặt trên bản vẽ nét của phim sọ nghiêng (a) được định vị theo
mặt phẳng đầu tự nhiên giống vị trí đầu của cá thể trong đời sống thực (b). ….. 15
Hình 1.8: Hình xác định đầu bệnh nhân ở vị trí đầu tự nhiên, trục đứng (TrV)
là đường thẳng song song với dây dọi treo từ trần nhà. Trục ngang (TrH) là
đường vuông góc với trục đứng………………………………………………………….. 16
Hình 1.9: Chụp phim sọ nghiêng ở vị trí đầu tự nhiên (định vị qua gương). . 17
Hình 1.10: Phương pháp chuyển mặt phẳng ngang thật sự từ ảnh chụp…….. 20
Hình 1.11: Ghi nhận trực tiếp mặt phẳng đầu tự nhiên khi chụp phim không
qua ảnh chụp. ………………………………………………………………………………….. 21
Hình 1.12: Nét mặt nhìn nghiêng của bệnh nhân thay đổi theo từng tư thế đầu
……………………………………………………………………………………………………… 22
Hình 1.13: Hình ảnh cân xứng và bất cân xứng của hai tai qua trục giữa mặt22
Hình 1.14: Không có bộ phận giữ tai khi chụp phim sọ nghiêng ở vị trí đầu tự
nhiên. …………………………………………………………………………………………….. 23
Hình 1.15: Bộ phận giữ đầu và phim tia X chuẩn. …………………………………. 24
Hình 1.16: Hình ảnh phóng đại trên phim……………………………………………..