Xác định sự biểu hiện một số gen đặc trưng cho dòng tế bào cơ tim biệt hóa từ tế bào gốc trung mô
Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells, MSC) là loại tế bào gốc được phân lập đầu tiên bởi Freidensteins và CS từ tủy xương chuột [4]. Cho đến nay, MSC có thể được phân lập từ nhiều mô khác thuộc cơ thể trưởng thành. Với khả năng đa biệt hóa in vitro, tạo ra các loại tế bào có nguồn gốc trung bì, nội bì và ngoại bì phôi, MSC đang được quan tâm nghiên cứu nhắm tới các liệu pháp tế bào trong lĩnh vực y học tái tạo. Nhồi máu cơ tim (NMCT), hậu quả của các tổn thương vữa xơ mạch vành đã và đang là một trong những nguyên nhân gây tàn phế cũng như tử vong hàng đầu ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, số bệnh nhân NMCT hàng năm cũng không ngừng tăng lên. Trong bệnh lý NMCT, hoại tử tế bào cơ tim và hiện tượng hình thành tổ chức sẹo là nguyên nhân dẫn đến tái cấu trúc tâm thất, tâm thất mất chức năng co bóp và cuối cùng là suy tim. Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị suy tim nói chung và NMCT nói riêng đã và đang được tiến hành trong các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều trung tâm y học trên Thế giới, trong đó có Viện Tim mạch
Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng loại tế bào gốc nào và làm thế nào để đưa được tế bào gốc vào đúng vị trí mong muốn để đem lại hiệu quả cấy ghép cao nhất đang là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Nghiên cứu biệt hóa MSC theo hướng cơ tim là một trong những nghiên cứu cơ bản nhắm tới việc sử dụng liệu pháp MSC trong tái tạo mô cơ tim mất chức năng trong tương lai. Đề tài thực hiện với mục tiêu: Xác định sự biểu hiện một số gen đặc trưng cho dòng tế bào cơ tim từ MSC nguồn gốc tủy xương người sau biệt hóa bằng 5 – azacytidine.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
MSC được phân lập từ tủy xương người theo quy trình đã được mô tả trước đây [1].
2. Hóa chất
Hóa chất dùng để phân lập, nuôi cấy MSC từ tủy xương: Human mesenchymal cell enrichment cocktail (RosetteSep); Histopaque 1077 (Sigma – Aldrich); DMEM – LG (Invitrogen); FBS – fetal
bonvine serum (Invitrogen); Gentamycin – Streptomycin (Invitrogen); Trypsin – EDTA 0,25% (Invitrogen); PBS – Phosphat buffer saline (Invitrogen).
Hóa chất biệt hóa: 5 – azacytidine (Sigma):
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích