Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Trung Ương

Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Trung Ương

Nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay đang được các nhà y học trong và ngoài nước quan tâm một cách đặc biệt. Đây là những nhiễm khuẩn mắc phải tại các cơ sở y tế xảy ra ở các BN nằm viện, không có biểu hiện triệu chứng hay ủ bệnh vào thời điểm nhập viện [28], [38], [43], [76].
Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xảy ra ở những BN có nguy cơ cao như: bệnh nặng, trẻ đẻ non, BN nằm trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt, … [57]. NKBV ở các khoa ĐTTC thường cao hơn các khoa khác từ 2- 5 lần, tỉ lệ NKBV ở ĐTTC trung bình là 9,2% và NKBV ngày càng trở lên đặc biệt nghiêm trọng [1].
Nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời gian điều trị [20], [21], [43], tăng tỉ lệ tử vong [29], [31], [32], [36], [39], [52], [67], tăng mức chi phí cho y tế và làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế [43]. Tại Hoa Kì, ước tính NKBV làm kéo dài thời gian điều trị lên 4 ngày, phải chi thêm cho mỗi trường hợp nhiễm khuẩn là 2100 đô la [43], là nguyên nhân của 99000 trường hợp chết mỗi năm [32]. Hàng năm Hoa Kì phải chi tới 5- 10 tỉ USD cho việc mua KS và thời gian nằm viện kéo dài do các bệnh NKBV gây ra [1].
Các VK gây NKBV thường gặp trong các đơn vị ĐTTC nhiều nhất là VK gram âm như: E.coli, Klebsiella, Enterobacter, Serratia, Pseudomonas. Các VK gram dương chiếm khoảng 20% trong các NKBV, Staphylococcus là tác nhân gây bệnh hay gặp nhất sau đó đến Streptococci và Enterococci [1]. Các VK này có đặc điểm chung là tính kháng thuốc ngày càng tăng. Theo số liệu của Hệ thống giám sát NKBV quốc gia Hoa Kì (NNIS), S.aureus kháng methycillin là 59,5%, Enterococus kháng vancomycin 28,5%, K.pneumoniae kháng cephalosporin thế hệ ba 20,6%, P.aeruginosa kháng imipenem 21,1% [62].
Nhìn chung tỉ lệ NKBV ở trẻ em thấp hơn ở người lớn. NKBV cao nhất ở trẻ sơ sinh, thấp nhất ở lứa tuổi vị thành niên [58]. Tại Việt Nam theo một số nghiên cứu trên trẻ em NKBV vẫn mắc tỉ lệ cao: nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và cộng sự tại khoa HSCC Bệnh viện Nhi Đồng I, tỉ lệ NKBV chiếm 19,6% [12]; một điều tra ngang vào 04/2005 tại BV Nhi Trung ương thấy tỉ lệ NKBV là 12,1%, trong đó cao nhất ở khoa HSCC và sơ sinh [4].
Đặc điểm NKBV khác nhau giữa các địa phương, giữa các thời điểm. Việc sử    dụng    KS    tràn    lan    như    hiện nay sẽ    xuất    hiện ngày    càng    nhiều các chủng VK kháng thuốc. Vì vậy NKBV luôn mang tính thời sự, luôn được sự quan tâm của các nhà y học. Nghiên cứu NKBV ở các khu vực khác nhau, ở các mốc thời gian khác nhau giúp ta hiểu được những nét đặc thù riêng của NKBV tại khu vực đó, từ đó xây dựng được phác đồ riêng biệt, đặc trưng giúp khống chế, giảm thiểu những tác hại do NKBV. Với quan điểm đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1 .Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và tính kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện    3
1.2.    Lịch sử nhiễm khuẩn bệnh viện    4
1.3.    Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam    5
1.3.1.    Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong các đơn vị ĐTTC trên thế giới..    5
1.3.2.    Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam    7
1.4.    Nguồn bệnh    8
1.5.    Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh    9
1.6.    Các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp trong đơn vị ĐTTC    10
1.6.1.    Nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn liên quan đến ống thông….    11
1.6.2.    Viêm phổi bệnh viện    15
1.6.3.    Nhiễm khuẩn liên quan đến thông tiểu    19
1.7.     Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây NKBV thường gặp…. 22
1.7.1.    Các yếu tố làm tăng hiện tượng kháng KS trong các đơn vị ĐTTC.    22
1.7.2.    Các vi khuẩn kháng kháng sinh thường gặp    23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.1.    Địa điểm và thời    gian nghiên cứu    27
2.1.1.    Địa điểm nghiên cứu    27
2.1.2.    Thời gian nghiên cứu    27
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    27
2.2.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    27
2.2.2.    Tiêu chuẩn loại bệnh nhân    27
2.3.    Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện theo CDC    28
2.3.1.    Viêm phổi bệnh viện    28
2.3.2.    Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện    29
2.3.3.    Nhiễm khuẩn liên quan đến ống thông    30
2.3.4.    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu    31
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    33
2.4.1.    Thiết kế nghiên cứu    33
2.4.2.    Phương pháp thu thập số liệu    33
2.4.3.     Các biến nghiên cứu    33
2.5.    Xử lí số liệu    37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    39
3.1.    Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu    39
3.1.1.    Phân bố theo tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    39
3.1.2.    Giới    40
3.1.3.    Bệnh chính của trẻ khi vào khoa Hồi sức cấp cứu    41
3.1.4.    Kết quả điều trị    42
3.2.    Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức cấp cứu    42
3.2.1.    Tỉ lệ nhiễm khẩn bệnh viện chung    42
3.2.2.    Tỉ lệ các vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện    43
3.3.    Các vi khuẩn gây NKBV thường gặp tại khoa HSCC    43
3.3.1.    Phân bố các vi khuẩn gây NKBV tại khoa HSCC    43
3.3.2.    Viêm phổi bệnh viện    44
3.3.3.    Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện    45
3.3.4.    Nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn liên quan đến ống thông…. 45
3.5.    Mức nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn gây NKBV    46
3.6.    Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của nhiễm khuẩn bệnh viện    50
3.6.1.    Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chính khi vào khoa    50
3.6.2.    Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm tại thời    điểm NKBV… 51
3.7.    Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện    53
3.7.1.    Liên quan giữa viêm phổi BV với thở máy và thủ thuật đặt NKQ… 53
3.7.2.    Liên quan giữa viêm phổi bệnh viện với sử dụng thuốc kháng a-xit. 54
3.7.3.    Liên quan giữa nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện với thông tiểu . 55
3.7.4.    Sử dụng corticoid và nhiễm khuẩn bệnh viện    56
3.7.5.    Sử dụng kháng sinh trước nhiễm khuẩn bệnh viện    56
3.7.6.    Liên quan giữa NKBV với thời gian điều trị tại khoa HSCC    58
Chương 4: BÀN LUẬN    59
4.1.    Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu    59
4.1.1.    Tuổi và giới    59
4.1.2.    Bệnh chính khi vào khoa Hồi sức cấp cứu    60
4.1.3.    Kết quả điều trị    60
4.2.    Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện    61
4.3.    Vi khuẩn gây NKBV thường gặp tại khoa HSCC    64
4.3.1.    Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện    64
4.3.2.    Các vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện    65
4.4.    Tính kháng kháng sinh của các VK gây NKBV tại khoa HSCC    68
4.4.1.    Tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm    68
4.4.2.    Tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram dương    72
4.5.    Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm khi vào khoa    73
4.6.    Lâm sàng và cận lâm sàng của nhiễm khuẩn bệnh viện    73
4.7.    Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện    75
4.7.1.    Liên quan giữa viêm phổi BV với thở máy và thủ thuật đặt NKQ… 75
4.7.2.    Liên quan giữa viêm phổi bệnh viện với sử dụng thuốc kháng a-xit.. 7 6
4.7.3.    Liên quan giữa nhiễm khuẩn tiết niệu với thông tiểu    76
4.7.4.    Sử dụng corticoid và nhiễm khuẩn bệnh viện    77
4.7.5.    Sử dụng kháng sinh trước và nhiễm khuẩn bệnh viện    77
4.7.6.    Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian điều trị    79
KẾT LUẬN    80
KIẾN NGHỊ    81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment