Xác định tỷ lệ các typ EBV và liên quan typ EBV có LMP1 đột biến mất đoạn với UTVMH thể không biệt hoá, thể hay gặp nhất ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là ung thư đứng hàng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. Nhiều công bố cho thấy bệnh có liên quan tới sự hiện diện của Epstein – Barr Virus (EBV), trong đó nhấn mạnh vai trò của typ EBV và gen LMP1 đột biến mất đoạn. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu là: Xác định tỷ lệ các typ EBV và liên quan typ EBV có LMP1 đột biến mất đoạn với UTVMH thể không biệt hoá, thể hay gặp nhất ở Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 104 mẫu sinh thiết tươi, block paraffin và 30 mẫu nước súc vòm họng bệnh nhân UTVMH thể không biệt hoá (đã xác chẩn mô bệnh học) ở miền Bắc và miền Trung – Viêt Nam ; 32 mẫu sinh thiết tươi và block paraffin bệnh nhân ung thư vùng đầu, cổ không phải UTVMH của miền Bắc và miền Trung – Việt Nam; 07 mẫu nước súc họng người khoẻ mạnh. Các mẫu trên được chiết tách ADN ; xác định typ EBV và gen LPM1 bằng PCR vói các cặp mồi đặc hiệu. Kết quả và kết luận: 1) 96/104 bệnh nhân UTVMH (92,3%) có ADN EBV, trong đó typ A 81/96 (84,37%), typ B 11/96 (11,45%) và typ A&B 4/96 (4,16%). Trong nước súc vòm họng bệnh nhằn 38,7% (12/31) có ADN EBV, typ A là 91,67% (11/12), typ B là 1/12 (8,33%); 2) 6/32 bệnh nhân UT đầu cổ khác (18,75%) có ADN EBV; typ A 4/6 trường hợp (66,67%), typ B 2/6 (33,33%), không gặp trường hợp nào có typ A&B ; không trường hợp nào trong 7 mẫu nước súc vòm họng người khoẻ mạnh có ADN EBV (0%); 3) Trong 37/37 bệnh nhân UTVMH có ADN EBV, có tới 26/37 trường hợp (70,27%) LMP1 bị đột biến mất 30 bp. Tất cả 26 trường hợp đột biến này đều thuộc typ A, chiếm 78,79% số trường hợp typ A (26/33), không gặp trường hợp đột biến nào là typ B hoặc typ A&B (0/4).
Từ khoá: UTVMH, typ EBV, LMP1
I. ĐẶT VẤN ĐỂ
Nghiên cứu về UTVMH thể không biệt hoạ, nhiều công bố cho thấy bệnh có liên quan tới sự hiện diện của Epstein – Barr Virus (EBV). Bằng chứng của sự liên quan này là việc tìm thấy các kháng thể chống các kháng nguyên EBV với hiệu giá cao trong huyết thanh bệnh nhân UTVMH [1]. Không chỉ vậy, sự có mặt các bản sao EBV ở thể tiềm ẩn như EBNA, LMP1, LMP2 cũng được phát hiện trong các mẫu sinh thiết bệnh nhân UTVMH [4,5,7].
ở Việt Nam, ƯTVMH là ung thư đứng hàng đầu trong các ung thư vủng đầu cổ và đứng hàng thứ năm trong các loại ung thư chủ yếu gặp ở nam giới [2]. Nghiên cứu về địch tễ và bệnh sinh UTVMH nhiều tác giả đã nhận thấy có vai trò của typ EBV và gen
LMP1 đột biến mất đoạn [3,4,7,11]. Theo hướng này, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành với mục tiêu: Xác định tỷ lệ các typ EBV và liên quan typ EBV có LMP1 đột biến mất đoạn với UTVMH thể không biệt hoá, thể hay gặp nhất ở Việt Nam.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
– Nhóm nghiên cứu: 104 mẫu sinh thiết tươi, block paraffin và 31 mẫu nước súc vòm họng bệnh nhân UTVMH thể không biệt hoá (đã xác chẩn mô bệnh học) ở miền Bắc và miên Trung – Viêt Nam
– Nhóm chứng: 32 mẫu sinh thiết tươi và block paraffin bệnh nhân ung thư vùng đầu, cổ không phải UTVMH của miền Bắc và miền Trung – Việt Nam; 07 mẫu nước súc họng người khoẻ mạnh.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích