Xác định tỷ lệ nhiễm và genotype của Human Papillomavirus trên gái mại dâm tại Hải Phòng,Việt Nam

Xác định tỷ lệ nhiễm và genotype của Human Papillomavirus trên gái mại dâm tại Hải Phòng,Việt Nam

Luận án Xác định tỷ lệ nhiễm và genotype của Human Papillomavirus trên gái mại dâm tại Hải Phòng,Việt Nam. Human  Papillomavirus  (HPV)  là  tác  nhân  thường  gặp  nhất  trong  các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới ung thư cổ  tử  cung (UTCTC), loại ung thư đ ứng hàng thứ  hai trong các loại ung thư ở nữ giới [1].

Hàng  năm  trên  thế  giới,  ước  tính  có  khoảng  529.000  ca  mắc  mới UTCTC,  tử  vong  khoảng  275.000  trường  hợp,  trong  đó  85%  tổng  số  các trường hợp bệnh gặp ở  những nước đang phát triển [2]. Mỗi năm, Châu Á có thêm kho ảng 312.000 bệnh nhân UTCTC, chiếm 59% trường hợp mắc mới trên toàn thế  giới đặc biệt  ở  khu vực Nam Á và Đông Nam Á, nơi có tỷ  lệnhiễm  HPV  cao  nhất trong  châu  lục  [1],  [2]. Cùng  với  sự  tăng  nhanh  tỷ  lệnhiễm HPV trong cộng đồng, UTCTC thực sự  trở  thành gánh nặng bệnh tật toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý của nữ  giới.HPV thuộc họ Papillomaviridea với hơn 200 genotype khác nhau về  vật liệu di truyền trong đó đã  được xác định khoảng 100 genotype, và khoảng 40 genotype HPV đã  được xác định  ở  niêm  mạc  đường  sinh  dục  người  [3],  [4]. 
Những genotype HPV “nguy cơ cao” gây tăng sinh, loạn sản và gây biến đổi tếbào cổ  tử  cung dẫn đến ung thư thường thuộc loại alpha mucosotropic -5,- 6, -7, 9, -11 [5], [6]. Tám genotype HPV (HPV-16, -18, -31, – 33, -35, -45, -52, và -58) được thống kê là những genotype phổ  biến nhất, có liên quan t ới hơn 90% các trường  hợp  UTCTC  trên  toàn  thế  giới  và  riêng  HPV-16,  -18  gặp  ở  70%  các 
trường hợp [7], [8].HPV không chỉ  có mối liên quan mật thiết với UTCTC mà còn có vai trò quan trọng trong sự  hình thành ung thư hậu môn, âm hộ, âm đ ạo, dương vật, ung thư phổi và một số  ung  thư vùng hầu họng. Đồng thời, HPV còn là nguyên nhân của nhiều bệnh cảnh lâm sàng trên da và niêm mạc như hạt cơm, sùi mào gà sinh dục-hậu môn, u nhú thanh quản trẻ sơ sinh…[9].
Hiện nay, vắc xin phòng chống  HPV-16 và HPV-18 đã góp phần đáng kể  trong  việc  giảm  tỷ  lệ  UTCTC  trên  thế  giới.  Tuy  nhiên,  s ự  phân  bố  các  genotype HPV lại thay đổi theo từng vùng địa lý và theo từng sắc tộc khác nhau 2[10]. Hơn  nữa,  khả  năng  bảo  vệ  chéo của vắc xin  phòng  chống HPV-16,  -18 được chứng minh là kém hiệu quả hơn đối với các genotype “nguy cơ cao” khác(dưới 1%)  [11], [12]. Theo kết quả  nghiên cứu dịch tễ  học, HPV-16 và HPV-18 là những genotype phổ biến nhất tại châu Âu và châu Mỹ  [13], ngược lại ở châu Á, HPV-16, HPV- 52 và HPV-58 là những genotype chiếm tỷ  lệ  cao nhất [14].
Tại Nhật Bản, Philippine, Đài Loan và tỉnh Chiết Giang phía nam Trung Qu ốc, HPV-52 được xác định là genotype HPV thường gặp nhất [15], [16], [ 17], [18]. 
Vì vậy, nghiên cứu về  s ự  phân bố  dịch tễ  học genotype HPV liên quan tới sựbiến đổi tế bào theo vùng địa lý và chủng tộc là những thông tin rất cần thiết cho chương trình triển  khai  vắc xin phòng chống HPV và kế  hoạch triển khai các phương pháp phát hiện, sàng lọc sớm HPV trong cộng đồng.Tại  Việt  Nam,  theo  thống  kê  của  Tổ  chức  Y  tế  thế  giới  năm  2010, UTCTC hiện đang là loại ung thư chiếm tỷ  lệ  cao nhất ở  nữ  giới lứa tuổi 15  -44, với hơn 6000 ca nhiễm mới  (tỷ  lệ: 11,7 trên 100,000 phụ  nữ)  và tử  vong hơn 3000 trường hợp mỗi năm [1]. Điều đặc biệt quan tâm là phần lớn các trường hợp UTCTC thường được phát hiện  ở  giai đoạn muộn, trong khi quá trình diễn tiến từ nhiễm vi rút đến ung thư thường trải qua trong m ột thời gian dài. Quá trình tiến triển từ  mức độ  loạn sản nhẹ, loạn sản vừa, loạn sản nặng đến ung thư tại chỗ  (giai đoạn tổn thương có thể  phục hồi) và đến giai đoạn ung thư xâm nhập có thể  kéo dài từ  10 –  25 năm [19]. Đây chính là cơ hội có ý nghĩa cho việc phát hiện nhiễm HPV, sàng lọc những người có nguy cơ mắc UTCTC nhằm giúp quá trình điều trị  hiệu quả  các tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm. Tuy nhiên,  ở  Việt Nam xét nghiệm tế  bào mô bệnh học (xét nghiệm Pap smear) và phát hiện HPV DNA còn chưa phổ  biến rộng rãi  [20]. Hơn  nữa, các kết quả  nghiên  cứu  về  sự  phân  bố  dịch  tễ  học HPV trong cộng đồng còn hạn chế [14]. 
Với tầm quan trọng và ý nghĩa của việc các định genotype HPV cũng như xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài “Xác định tỷ lệ nhiễm và genotype của Human Papillomavirus trên gái mại dâm tại Hải Phòng,Việt Nam” được thực hiện với các mục tiêu sau: 

1.   Xác  định  tỷ  lệ  nhiễm  Human  Papillomavirus  và  một  số  yếu  tố  liên quan trên đối tượng gái mại dâm tại Hải Phòng, Việt Nam.
2.   Khảo sát sự phân bố genotype của HPV ở gái mại dâm nhiễm HPV. 
3.   Đánh  giá  sự  liên  quan  giữa  sự  biến  đổi  tế  bào  cổ  tử  cung  và  các genotype HPV
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ 
LIÊN QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 
1.  Hoang  Thi Thanh Huyen, Azumi  Ashizaki,  Nguyen Hung Cuong, Tran Thi Vuong, Kaori Matsushita, Kunikazu Saikawa, Norimitsu Hosaka,  Pham  Viet  Hung,  Xiuquiong  Bi,  Ta  Thanh  Van,  Pham Van  Thuc  and  Hiroshi  Ichimura.  (2013).  “Infection  with  High  risk HPV types among Female sex workers in Northern Vietnam”.  Journal 
of Medical Virology, 85, 2: pp. 288-295.
2.  Azumi  Ashizaki,  Kaori  Matsushita,  Hoang  Thi  Thanh  Huyen, Dorothy  M.  Agdamag,  Nguyen  Hung  Cuong,  Tran  Thi  Vuong, Toshiyuki Sasagawa, Kunikazu Saikawa, Raphael Lihana, Pham Viet Hung,  Xiuquiong  Bi,  Ta  Thanh  Van,  Pham  Van  Thuc  and  Hiroshi Ichimura. (2013). “E6 and E7 variants of Human Papillomavirus- 16 and -52 in Japan, the Philippines, and Vietnam”.  Journal of Medical Virology, 85, 6: pp. 1069- 1076.
3.  Hoàng Thị Thanh Huyền.  ( 2012).  “So sánh cặp mồi GP5+/GP6+ gốc và GP5+/GP6+ đã bi ến đổi  trong phát hi ện Human Papillomavirus”.  Tạp chí nghiên cứu Y học, Số 2, trang 93- 99.
4.  Hoàng  Thị  Thanh  Huyền,  Tạ  Th ành  Văn,  (2012).  “Human Immunodeficiency Virus và Human Papillomavirus trên gái m ại dâm tại Hải Phòng ,Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu Y học, Số 80, trang 309-314.
5.  Hoàng  Thị  Thanh  Huyền,  Tạ  Thành  Văn,  (2011).  “Sự  phận  bố genotype của Human Papillomavirus trên gái mại dâm tại Miền Bắc Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu Y học, S ố 2, trang 7- 11. 
6.  Hoàng Thị Thanh Huyền, Tạ Thành Văn. (2011).  “Đánh giá một s ố yếu tố li ên quan đến tỷ lệ nhiễm Human Papillomavirus trên gái mại dâm”. Tạp chí nghiên cứu Y học, Số 74, trang 387- 391.
7.  Hoàng  Thị  Thanh  Huyền,  Tạ  Thành  Văn.  (2011).  “Human Papillomavirus  và ung  thư cổ  tử  cung  ở  gái  mại dâm  tại miền Bắc Việt Nam”. Tạp chí Y học Việt Nam, t ập 386, trang 363- 367.
8.  Hoàng Thị Thanh Huyền, Tạ Th ành Văn, Phạm Văn Thức. (2011). “Human Papillomavirus và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trên gái mại dâm tại miền Bắc Việt Nam”. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 3, s ố 1, trang 40-44.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment