Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và thói quen ăn uống và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2020
Luận văn Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và thói quen ăn uống và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2020.Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến quá trình lão hóa và khả năng phòng ngừa bệnh tật. Ở người cao tuổi không có bệnh, thiếu dinh dưỡng mức độ nhẹ thường bị bỏ qua và không được điều trị, từ đó đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm ở nhóm đối tượng này nhất là tình trạng suy dinh dưỡng và thói quen ăn uống các loại thực phẩm
[5], [61].
Trên thế giới, tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi đang xảy ra phổ biến ở mức cao với tỷ lệ hiện mắc chung là 22,6%. Gần 40% người cao tuổi đang nằm viện, 50% người già tại các cơ sở phục hồi chức năng bị suy dinh dưỡng và có đến 67% người già ở viện dưỡng lão bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tỷ lệ này ở người cao tuổi trong cộng đồng là 38% [42], [48]. Tại Việt Nam, số lượng người cao tuổi không ngừng tăng lên, chiếm khoảng 11,95% dân số [21]. Người cao tuổi hiện nay có tỷ lệ mắc bệnh cao, tình trạng khoẻ mạnh thấp, trung bình mỗi người phải chịu 14 năm bệnh tật trong tổng số 73 năm trong cuộc sống [19].
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng như: BMI, SGA, NRS-2002, MUST,… Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi bằng BMI cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi vẫn còn rất cao, chiếm 27,5% theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [13]. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi thì công cụ
Đánh giá dinh dưỡng Mini (MNA) được coi là công cụ sàng lọc dinh dưỡng hữu hiệu nhất vì tính độc lập, nhanh chóng và có độ tin cậy cao [36], [58], [71]. Kết quả một số nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi khá cao chiếm 38,2%, nữ giới cao hơn nam giới, có đến 54,7% người không biết đọc, viết và hơn 80% người cao tuổi sống độc thân bị suy dinh dưỡng [55]. Bên cạnh đó,2 sự hiện diện của nguy cơ suy dinh dưỡng đang trở thành một thách thức lớn đối với ngành y tế khi có nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ này lên đến 47% [14].
Ở người cao tuổi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng như: sự thay đổi về mặt sinh học, sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế – văn hóa – xã hội và đặc biệt là tác động của những yếu tố về lối sống, mức độ hoạt động thể lực và chế độ ăn uống. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi cho thấy, mức độ hoạt động thể lực có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và tần suất tiêu thụ các loại thực phẩm, những người có mức độ hoạt động thể lực cao có tần suất tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh thường xuyên hơn, những người có mức độ hoạt động thể lực thấp lại liên quan đến tỷ lệ tiêu thụ thức ăn nhanh cao hơn, lượng trái cây và rau quả thấp hơn [70]. Bên cạnh đó, không có thói quen ăn rau tươi và trái cây cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến thiếu dinh dưỡng [17]. Gần đây, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng Bảng câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm (FFQ) để đánh giá thói quen ăn uống và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành vì những ưu điểm như sự thuận tiện, thu thập được số liệu trong khoảng thời gian tương đối dài, ít nhạy cảm với các biến đổi theo mùa, độ tin cậy tương đối cao trong xếp hạng các đối tượng qua từng loại thực phẩm, tính khả thi và chi phí thấp cho các nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn [28]. Kết quả các nghiên cứu đều cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của chế độ ăn uống lên tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi [56], [70].
Huyện Trà Cú là một huyện nghèo, vùng dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Trà Vinh; dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ 62,05% dân số [24]. Đồng bào dân tộc Khmer với những nét đặc trưng riêng về văn hóa, đời sống kinh tế – xã hội và nghề nghiệp có thể ảnh hưởng phần nào đến tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống ở người cao tuổi. Trong những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh3 Trà Vinh chưa có nghiên cứu nào về suy dinh dưỡng ở người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi dân tộc Khmer. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm đạt được mục đích “Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và thói quen ăn uống và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2020
MỤC LỤC
Trang bìa
Phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN………………………………………………………… 6
1.1 Tổng quan về vấn đế nghiên cứu …………………………………………………… 6
1.2 Một số nghiên cứu về SDD và thói quen ăn uống ở người cao tuổi….. 22
1.3 Đặc điểm nơi nghiên cứu ……………………………………………………………. 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 33
2.1 Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………. 33
2.2 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 33
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………… 33
2.4 Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………….. 33
2.5 Kỹ thuật chọn mẫu …………………………………………………………………….. 34
2.6 Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………. 37
2.7 Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu………………………………… 40
2.8 Kiểm soát sai lệch ……………………………………………………………………… 47
2.9 Phương pháp xử lý và phân tích dữ kiện ………………………………………. 49
2.10 Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………. 49
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ……………………………………………………….. 51
3.1 Đặc điểm của NCT dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh… 51
3.2 Tỷ lệ SDD của NCT dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. 553.3 Tần suất tiêu thụ thực phẩm của NCT dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú,
tỉnh Trà Vinh ………………………………………………………………………………….. 56
3.4 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với thói quen ăn uống của NCT dân
tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh………………………………………… 63
3.5 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với mức độ hoạt động thể lực của
NCT dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh………………………….. 64
3.6 Mối liên quan giữa SDD với các đặc điểm chung của NCT dân tộc Khmer
tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh………………………………………………………… 65
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 70
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………… 70
4.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng của NCT dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh………………………………………………………………………………………………. 74
4.3 Tần suất tiêu thụ thực phẩm của NCT dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú,
tỉnh Trà Vinh ………………………………………………………………………………….. 76
4.4 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với thói quen ăn uống của NCT dân
tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh………………………………………… 79
4.5 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với mức độ hoạt động thể lực của
NCT dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh………………………….. 80
4.6 Mối liên quan giữa SDD với các đặc điểm chung của NCT dân tộc Khmer
tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh………………………………………………………… 80
4.7 Đặc điểm và hạn chế của đề tài……………………………………………………. 86
4.8 Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài………………………………… 87
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 88
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo WHO dành cho người châu Âu
và theo IDI & WPRO dành cho người châu Á ……………………………………….. 17
Bảng 1.2 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo MNA……………………………… 19
Bảng 2.1 Danh sách xã/phường/thị trấn chọn nghiên cứu………………………… 36
Bảng 2.2 Phân loại BMI theo WHO ……………………………………………………… 43
Bảng 2.3 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo MNA……………………………… 45
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 51
Bảng 3.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội của đối tượng nghiên cứu …………………. 52
Bảng 3.3 Đặc điểm thói quen, lối sống của đối tượng nghiên cứu…………….. 53
Bảng 3.4 Chỉ số nhân trắc học của đối tượng nghiên cứu ………………………… 54
Bảng 3.5 Tần suất tiêu thụ thực phẩm trung bình/ngày phân theo các nhóm thực
phẩm …………………………………………………………………………………………………. 56
Bảng 3.6 Tần suất tiêu thụ thực phẩm trung bình/ngày phân theo nhóm tuổi 57
Bảng 3.7 Tần suất tiêu thụ thực phẩm trung bình/ngày phân theo giới tính .. 59
Bảng 3.8 Tần suất tiêu thụ thực phẩm trung bình/ngày phân theo hoạt động thể
lực của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………….. 61
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa SDD với tần suất tiêu thụ thực phẩm…………… 63
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa SDD với mức độ hoạt động thể lực …………… 64
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với đặc điểm dân số …………. 65
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa SDD với các đặc điểm kinh tế – xã hội ………. 67
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với các đặc điểm về thói quen,
lối sống của đối tượng nghiên cứu………………………………………………………… 6
https://thuvieny.com/xac-dinh-ty-le-suy-dinh-duong-va-thoi-quen-an-uong-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-suy-dinh-duong-o-nguoi-cao-tuoi-dan-toc-khmer/