Xác định yếu tố liên quan đến các thể suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, gày còm ở trẻ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp với đối tượng nhằm góp phần giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em

Xác định yếu tố liên quan đến các thể suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, gày còm ở trẻ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp với đối tượng nhằm góp phần giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em

Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 3-7 năm 2011, trên 810 bà mẹ và trẻ em từ 0 – 36 tháng tuổi tại 3 xã thuộc 3 huyện thị đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hòa nhằm xác định yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng (SDD). Kết quả cho thấy liên quan với cả 3 thể SDD nhẹ cân, thấp còi, gày còm là thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN) của bà mẹ, cân nặng sơ sinh thấp; liên quan với hai thể nhẹ cân và thấp còi là trẻ ăn bổ sung sớm; liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi: Kiến thức NDTN kém, chi tiêu cho ăn uống thấp, có trên 2 con, trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo.

SDD là một trong những vấn đề y tế công cộng hàng đầu ở các nước đang phát triển và Việt Nam. Người ta ước tính có khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới ở các nước đang phát triển SDD thấp còi (stunted) và 55 triệu trẻ SDD gầy còm (wasted) [6]. Việt Nam vẫn là một trong số các nước đang phát triển có tỷ lệ SDD thấp còi cao 29,3% (năm 2010) [5]. Tỉnh Khánh Hòa từ năm 2006 – 2010, SDD thể nhẹ cân giảm từ 22,2% đến 15,7%, thể thấp còi từ 29,6% đến 27,2% [5]. Để có thể can thiệp hiệu quả nhằm đến những yếu tố nguy cơ và lĩnh vực ưu tiên trong phòng chống SDD trẻ em trên địa bàn tỉnh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu “Xác định yếu tố liên quan đến các thể suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, gày còm ở trẻ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp với đối tượng nhằm góp phần giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em”
II.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 3-7 năm 2011 tại 3 xã thuộc 3 huyện thị Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Diên Khánh tỉnh Khánh
Hòa. Đối tượng nghiên cứu là trẻ từ 0 – 36 tháng và bà mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ. Tiêu chuẩn lựa chọn trẻ: trẻ không bị dị tật bẩm sinh
Cỡ mẫu được tính theo công thức Thử nghiệm giả thuyết hai quần thể.
Pi-«v2ĩỡ – p) + zi-AÃỡ – Pi) + ~pĩĩ1 – ~pĩ) 1
n = A    =—— 2   
(Pi – P2)
Trong đó: n là cỡ mẫu cần thiết, P1 = 50% (Tỷ lệ thực hành đúng của bà mẹ), P2 = 68% (ước lượng tỷ lệ thực hành tăng sau can thiệp), z 1-a = 1,64 : Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa a = 0,05 ; (1- p ) = 90% ; cỡ mẫu tại mỗi xã là 270. Tổng cỡ mẫu cho 3 xã là 810 bà mẹ và 810 trẻ em. Mẫu được chọn theo phương pháp nhiều giai đoạn:
Giai đoạn I:
Chọn chủ định 3 huyện thị đồng bằng ven biển (ĐBVB).
Giai đoạn II
Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 1 xã,
Giai đoạn III
Lập khung mẫu tất cả bà mẹ và trẻ từ 0-36 tháng tại 3 xã, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 270 trẻ em và bà mẹ tại mỗi xã. Thu thập số liệu nhân trắc bằng cân và đo trẻ, phỏng vấn trực tiếp bà mẹ bằng bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Các chỉ số nhân trắc của trẻ được phân tích bằng phần mềm ENA (sử dụng quần thể tham chiếu mới – Child Growth Standards năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế Giới). Các chỉ số khác được phân tích bằng phần mềm EPIINFO và SPSS. Mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để xác định yếu tố nguy cơ SDD.
Một số khái niệm và cách đánh giá
–    Đánh giá tình trạng SDD khi các chỉ số cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao, chiều cao theo tuổi dưới – 2SD so với quần thể tham chiếu WHO, 2006.
–    Câu hỏi về bú mẹ hoàn toàn áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, hỏi về đa dạng thực phẩm tối thiểu (ĐDTPTT) áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đã ABS, phỏng vấn vế bú mẹ hoàn toàn và ĐDTPTT trong 24 giờ qua.
–    Đa dạng khẩu phần ăn tối thiểu (ĐDKPATT) đạt: là bà mẹ trong 24 giờ qua cho trẻ ăn ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm trong bảng phân loại, áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đã ABS.
–    Bú mẹ hoàn toàn: Là trẻ được bú mẹ hoặc bú vú nuôi ngoài ra không sử dụng thêm chất gì khác. Bú mẹ chủ yếu: Là trẻ được bú mẹ, bú vú nuôi như là nguồn nuôi dưỡng chính, cho phép trẻ nhận thêm những thức khác như uống nước, nước hoa quả, ORS, thuốc nhỏ giọt, ngoài ra không sử dụng chất gì khác. Ăn bổ sung: Là trẻ được bú mẹ hoặc bú vú nuôi và ăn những thức ăn đặc, nửa đặc, cho phép trẻ nhận thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác bao gồm sữa bột, sữa hộp. Bú mẹ: Là trẻ bú sữa mẹ, bú vú nuôi và nhận thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác bao gồm sữa bột, sữa hộp. Bú bình: Là trẻ được sử dụng bình để bú bất kỳ dung dịch nào.
–    Đánh giá kiến thức thực hành (KT-TH) của bà mẹ: khảo sát KT-TH của bà mẹ về các lĩnh vực, chăm sóc thai nghén, cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, chăm sóc trẻ bệnh. Dựa vào phương pháp cho điểm để đánh giá KT-TH của bà mẹ. Tính tổng số điểm của bà mẹ, nếu điểm trả lời của bà mẹ đạt > 50% tổng số điểm tối đa của KT-TH cần có, đánh giá KT-TH đạt. Nếu điểm trả lời của bà mẹ < 50% tổng số điểm, đánh giá không đạt.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment