Xây dựng các qui trình nghiên cứu độ ổn định của một sô thuốc dễ bị biến đổi chất lượng

Xây dựng các qui trình nghiên cứu độ ổn định của một sô thuốc dễ bị biến đổi chất lượng

Yêu cầu bắt buộc đối với các thành phẩm thuốc là phải đảm bảo an toàn, hiệu lực và chất lượng từ khi sản xuất đến hết hạn dùng. Bởi vậy ở bất kỳ nước nào, khi nghiên cứu đưa ra thị trường một chế phẩm thuốc, bên cạnh các nghiên cứu có liên quan khác, các nhà sản xuất phải nghiên cứu độ ổn định của thuốc, để xác định tuổi thọ của thuốc đưa ra hạn dùng. Phương pháp nghiên cứu đã được lý thuyết hoá theo những qui định chung nhất. Người ta nghiên cứu độ ổn định của thuốc theo cách bảo quản dài hạn ở điều kiện thường hay bảo quản ngắn hạn ở điều kiện lão hoá cấp tốc, hoặc nghiên cứu đổng thời theo cả hai cách.
Theo qui chế đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế Việt Nam, một trong những điều kiện để được lưu hành là phải có đề cương và kết quả nghĩên cứu độ ổn định của thuốc, tuổi thọ của thuốc phải dài hơn hạn sử dụng. Không rõ các nhà sản xuất đã nghiên cứu độ ổn định theo phương pháp nào, nhưng trên thực tế có rất nhiều thuốc đã bị giảm chất lượng rất nhanh trong thời gian lưu hành, khi chưa hết hạn sử dụng công bố trên nhãn.
Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các qui trình nghiên cứu độ ổn định và đánh giá thực trạng độ ổn định của một số thuốc dễ bị biến đổi chất lượng là rất cần thiết ở nước ta, góp phần nâng cao chất lượng thuốc.
1.2.    Giả thiết nghiên cứu của đề tài:
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam, ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản tới chất lượng thuốc là rất lớn, đặc biệt là những thuốc dễ bị biến đổi chất lượng, như các sản phẩm có hoạt chất men hay nội tiết tố, hoạt chất đa thành phần. Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn đại diện của 3 nhóm thuốc này để nghiên cứu.
1.3.    Mục tiêu nghiên cứu:
+ Xây dựng các qui trình nghiên cứu độ ổn định của một sô thuốc dễ bị biến đổi chất lượng, cụ thể:
–    Xây dựng qui trình nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm có hoạt chất men seưatiopeptidase.
–    Xây dựng qui trình nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm có hoạt chất hỗn hợp 2 nội tiết tố: Ethinyl estradiol và Levonorgestrel.
–    Xây dựng qui trình nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm có hoạt chất hỗn hợp 5 thành phần Naphazolin nitrat, Clorpheniramin maleat, Riboflavin natri phosphat, Pyridoxin hydroclorid, Dexpanthenol.
+ Nghiên cứu độ ổn định của một số thuốc dễ bị biến đổi chất lượng đang lưu hành trên thị trường, theo qui trình đã xây dựng, cụ thể:
–    Viên nén bao phim tan trong ruột chứa hoạt chất men Seưatiopeptidase.
–    Viên nén bao phim tránh thai hỗn hợp chứa 2 nội tiết tố Levonorgestrel và Ethinylestradiol.
–    Dung dịch thuốc nhỏ mắt chứa hỗn hợp 5 hoạt chất: Naphazolin nitrat, Clorpheniramin maleat, Riboflavin natri phosphat, Pyridoxin hydroclorid, Dexpanthenol
MỤC LỤC
Trang
PHẦN A. TÓM TẮT CÁC KẾT QUả Nổi BậT CủA ĐE TÀI    1
1. Kết quả nổi bật của đề tài    1
%. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đòi sống xã hội    2
3.    Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu    2
đã được phê duyệt
4.    Các ý kiến đề xuất    3
PHẦN B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TlẾr KET QUả NGHIÊN    4
CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ.
1.    Đặt vấn đề:    5
2.    Tổng quan tài liệu:    7
2.1.    Các phương pháp nghiên cứu độ ổn định của thuốc    8
2.2.    Các đặc tính liên quan của các thuốc nghiên cứu    13
2.3.    Phương pháp định lượng các hoạt chất trong các chế phẩm    19
nghiên cứu
3.    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:    22
3.1.    Thiết kế nghiên cứu    22
‘ 3.2. Đối tượng nghiên cứu    22
3.3.    Phương pháp nghiên cứu    24
4.    Kết quả nghiên cứu:    30
4.1.    Quy trình nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm viêri nén bao    30
phim tan trong ruột chứa men Serratiopeptidase
‘ 4.2. Quy trình nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm viên nén bao    34
phim chứa 2 nội tiết tố Levonorgestrel và Ethỉnyl estradiol
4.3.    Quy trình nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm thuốc nhỏ    41
mắt 5 thành phần Naphazolin nitrat, Clorpheniramin maleat,
Riboflavin natri phosphat, Pyridoxin hydroclorid, Dexpanthenol
4.4.    Định    lượng Serratìopeptidase trong viên nén bao phim bằng    44
phương pháp đo quang gián tiếp
4.5.    Định lượng đồng thời hai nội tiết tố ETE và LEV trong viên    51
nén bằng phương pháp HPLC
4.6.    Phương pháp định lượng Naphazolin nitrat, Clorphenừamin    58
maleat, Riboflavin natrì phosphat, Pyridoxin hydroelorid,
Dexpanthenol trong thuốc nhỏ mắt bằng phương pháp HPLC
4.7.    Kết quả nghiên cứu độ ổn định    77
5.    Bàn luận    86
6.    Kết luận và kiến nghị    87
7.    Tài liệu tham    khảo    89
8.    Phụ lục    92

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment