Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam

Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam

Luận văn thạc sĩ Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.Bước vào Thế kỷ XXI, kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người. Đặc biệt, CNTT là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng.
Trong những năm qua, lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang tạo ra những thay đổi mới mẻ, không chỉ thúc đẩy cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, hoạt động của đơn vị y tế mà còn hỗ trợ hiệu quả công tác ứng dụng thành công kỹ thuật cao trong các hoạt động khám chữa bệnh như: chụp cắt lớp, mổ nội soi, khám chữa bệnh từ xa, hội chẩn tử xa, bệnh án điện tử, bệnh viện không giấy tờ.


Thực tế hiện nay ở tất cả các cơ sở y tế, đặt biệt là bệnh viện các tuyến cao như tuyến tỉnh, trung ương và các bệnh viện ở các thành phố lớn đều quá tải. Thời gian chờ đợi để được khám bệnh khá lâu, người bệnh thiếu các thông tin cần thiết. Do vậy mất quá nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính rườm rà.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và công tác chuyên môn là xu hướng tất yếu, đã và đang mang lại lợi ích to lớn cho nhà quản trị, chuyên viên, đội ngũ y Bác sĩ và cho cả người dân.
Ý thức sâu sắc được những vẫn đề nêu trên, tôi thấy cần phải đầu tư nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát triển dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn để góp phần vào công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
2.    Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1.    Mục tiêu
Đạt được giải pháp tối ưu khi phát triển website ứng dụng vào việc hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Xây dựng và hoàn thiện được phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện phục vụ công tác quản lý điều hành và hỗ trợ công tác chuyên môn tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam và làm cơ sở triển khai Bệnh án điển tử trong thời gian đến.
2.2.    Nhiệm vụ
Về lý thuyết
Nghiên cứu quy trình, công việc của bộ phận tiếp đón, chăm sóc khách hàng và từng bộ phận chuyên trách trong toàn viện để triển xây dựng và triển khai phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện trong đó có phân hệ đăng ký khám bệnh và quản lý chăm sóc, tư vấn khách hàng.
Nghiên cứu kết nối các phần mềm của bệnh viện như hệ thống quản lý xét nghiệp (LIS), hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh (RIS) hệ thống xử lý lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS).
Về thực tiễn Khảo sát thực trạng, thu thấp yêu cầu và phân tích thiết kế hệ thống phần mềm quản ký tổng thể cho một cơ sở khám chữa bệnh.
Xây dựng, hoàn thiện được ứng dụng hoàn chỉnh phục vụ công tác quản lý, công tác chuyên môn của bệnh viện.
3.    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.    Đối tượng nghiên cứu
Quy trình, nghiệp vụ của các phòng ban, bộ phận tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Phần mềm quản lý tại các cơ sở khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình Visual Studio.NET, Crystal Report, SQL Server, Ocracle, Webserver IIS (Internet Information System).
3.2.    Phạm vi nghiên cứu
–    Trong khuôn khổ của luận văn tôi chỉ thực hiện xây phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện, trong đó có phân hệ quản lý tiếp đón bệnh nhân trực tuyến và tư vấn chăm sóc khách hàng (người bệnh và người nhà người bệnh).
–    Chỉ nghiên cứu và ứng dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
3.3.    Đối tượng khảo sát
–    Khảo sát trực tiếp nghiệp vụ, quy trình tại các phòng ban của bệnh viện.
–    Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại Bệnh viện.
4.    Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, tôi sử dụng hai phương pháp chính là nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
4.1.    Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
–    Các tài liệu mô tả một số phân hệ hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh, tài liệu mô tả chương trình quản lý bệnh viện.
–    Thu thập, phân tích nghiên cứu danh mục mã bệnh, bác sĩ, khoa, phòng, danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, các quy trình nghiệp vụ…tổ chức khoa phòng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam đặc biệt là khoa Khám bệnh.
–    Các báo cáo, biểu mẫu của khoa phòng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
4.2.    Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
–    Phân tích và thiết kế hệ thống xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
–    Khảo sát hiện trạng, chuyên môn nghiệp vụ, phân tích thiết kế, xây dựng và triển khai phần mềm quản lý bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
5.    Giải pháp và đề xuất
5.1.    Giải pháp 1
Phân tích yêu cầu của người dùng, đưa ra các chức năng tương ứng của từng phân hệ sát với yêu cầu thực tế, xây dựng các tiện ích phục vụ tổ nhất công việc của từng bộ phận chuyên trách.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tổng thể bệnh viện, bao gồm phân hệ đăng ký khám bệnh, chăm sóc khách hàng, trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu chức năng, phi chức năng, quy trình, nghiệp vụ công tác khám chữa bệnh, quản lý… của bệnh viện.
5.2.    Giải pháp 2
Nghiên cứu định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở các Bệnh viện tiên tiến, khu vực miền Trung và xây dựng điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam.
6.    Mục đích và ý nghĩa của đề tài
6.1.    Mục đích của đề tài
Nghiên cứu xây dựng giải pháp hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam nhằm giảm thời gian chờ đợi khi khám bệnh chữa bệnh.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý tổng thể bệnh viện để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, điều hành cũng như hoạt động chuyên môn của bệnh viện.
6.2.    Ý nghĩa của đề tài
Về khoa học
Ứng dụng CNTT từ CSDL có tính chọn lọc thông tin ứng dụng vào thực tiễn công việc.
Về thực tiễn
Quản lý tất cả các thông tin của bệnh nhân trong tác khám, điều trị, có sơ sở dữ liệu dùng chung cho nhiều mục đích như báo cáo số liệu, thanh toán bảo hiểm y tế, dự báo, nghiên cứu khoa học.
Đề xuất với Bộ Y tế hoàn thiện các văn bản quy định về khám bệnh chữa bệnh trên môi trường mạng.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN     i
TRANG THÔNG TIN TIẾNG VIỆT      ii
TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH     ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT      vii
DANH MỤC CÁC BẢNG     viii
DANH MỤC CÁC HÌNH      viiix
MỞ ĐẦU    1
1.    Lý do chọn đề tài     1
2.    Mục tiêu và nhiệm vụ     1
3.    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu     2
4.    Phương pháp nghiên cứu     2
5.    Giải pháp và đề xuất     3
6.    Mục đích và ý nghĩa của đề tài     3
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ     4
1.1.    Khái niệm CNTT Y tế     4
1.2.    Vai trò vị trí và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT đối với Y tế     6
1.2.1.    Đối với người quản lý    6
1.2.2.    Đối với các nhà chuyên môn     6
1.2.3.    Đối với người bệnh     7
1.3.    Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT tại các Bệnh viện tại Việt Nam [10]    7
1.4.    Những điểm mạnh và yếu trong việc ứng dụng CNTT y tế [16]     8
1.4.1.    Điểm mạnh    8
1.4.2.    Điểm yếu    8
1.5.    Hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ương
Quảng Nam    9
1.5.1.    Tổ chức nhân lực CNTT    9
1.5.2.    Hiện trạng ứng dụng CNTT tại bệnh viện    9
1.5.3.    Hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ    10
1.5.4.    Thiết bị, mô hình mạng bệnh viện    11
1.5.5.    Hiện trạng máy trạm, máy in, thiết bị đọc mã vạch, máy in mã vạch    12
1.6.    Thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tại BVĐK Trung ương Quảng Nam     12
1.6.1.    Thuận lợi     12
1.6.2.    Khó Khăn     13
CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM    14
2.1.    Phát biểu bài toán     14
2.2.    Các yêu cầu chính của bài toán     15
2.2.1.    Quan điểm thiết kế hệ thống     15
2.2.2.    Các điểm đặc    biệt    15
2.2.3.    Các tiện ích     16
2.3.    Mô hình hệ thống    17
2.3.1.    Nhóm phần mềm điều trị     18
2.3.2.    Nhóm phần mềm hành chính, văn phòng     18
2.4.    Mô hình tổng quát của các phân hệ     21
2.4.1.    Quy trình quản lý bệnh nhân ngoại trú     21
2.4.2.    Quy trình quản lý bệnh nhân nội trú    23
2.5.    Chức năng, phân hệ chính     23
2.5.1.    Nhóm phần mềm điều trị     23
2.5.2.    Nhóm phần mềm hành chính, văn phòng     40
2.5.3.    Nhóm phần mềm hỗ trợ     45
2.6.    Công nghệ xây dựng    49
2.7.    Các    qui định ngành và các    chuẩn dữ liệu tuân thủ     49
2.8.    Bảo    mật và an toàn dữ liệu     50
2.9.    Các    yếu tố kỹ thuật khác     51
2.10.    Định hướng phát triển, nâng cấp phần mềm quản lý Bệnh viện trong thời gian đến là y tế thông minh, Bệnh viện thông minh [3]    51
2.10.1.    Y tế điện tử, y tế thông minh     51
2.10.2.    Bệnh viện thông minh    52
2.10.3.    Mô hình hệ thống thông tin bệnh viện thông minh:     54
2.10.4.    Quản lý bệnh nhân ngoại trú thông minh:     54
2.10.5.    Quản lý bệnh nhân nội trú thông minh:     56
2.10.6.    Hình ảnh các chức năng thông minh     57
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM     61
3.1.    Giai đoạn Khởi động     61
3.2.    Khảo sát, phân tích yêu cầu người sử dụng:    61
3.2.1.    Xác định phạm vi, yêu cầu của người sử dụng    61
3.2.2.    Thiết kế hệ thống     65
3.3.    Lập trình và kiểm tra hệ thống:     65
3.4.    Giai đoạn đào tạo – triển khai thử nghiệm:    66
3.5.    Giai đoạn triển khai chính thức     66
3.6.    Giai đoạn Kết thúc    66
3.7.    Kết quả triển khai tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam    67
3.8.    Hình ảnh các chức năng chính của phần mềm quản lý tổng thể bênh viện    67
3.8.1.    Các phân hệ chính của hệ thống thông tin quản lý bệnh viện     67
3.8.2.    Đăng ký khám bệnh trực tuyến    68
3.8.3.    Phân hệ quản lý thông tin đầu vào bệnh    nhân     69
3.8.4.    Phân hệ khám bệnh ngoại trú    69
3.8.5.    Phân hệ    quản    lý    cấp cứu     70
3.8.6.    Phân hệ    quản    lý    bệnh nhân nội trú    71
3.8.7.    Phân hệ    quản    lý    chẩn đoán hình ảnh     72
3.8.8.    Phân hệ    quản    lý    xét nghiệm    73
3.8.9.    Phân hệ    quản    lý    dược, nhà thuốc, vật tư y tế     74
3.8.10.    Phân hệ quản lý viện phí    75
3.8.11.    Hệ thống lưu trữ, truyền tải và xử lý hình ảnh y tế (PACS)    75
KẾT LUẬN     78
KHUYẾN NGHỊ     79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO     80
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment