Xây dựng mô hình đái tháo đường typ 2 thực nghiệm
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa có tỷ lệ mắc phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. ĐTĐ gồm 2 thể bệnh chính là ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2, trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm khoảng 90 – 95% [1]. ĐTĐ typ 2 thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Tỷ lệ bị ĐTĐ typ 2 ngày càng tăng cao, thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 là một trọng tâm chú ý của các nhà khoa học. Để nghiên cứu đánh giá tác dụng của thuốc trên Glucose máu cần phải xây dựng các mô hình thực nghiệm gần giống bệnh ĐTĐ trên người. Trên thế giới có nhiều mô hình ĐTĐ typ1 trên thực nghiệm đã được nghiên cứu và triển khai. Tuy nhiên, nghiên cứu xây dựng mô hình ĐTĐ typ 2 trên thực nghiệm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Gần đây, một số tác giả đã đưa ra mô hình gây kháng insulin bởi chế độ ăn giàu chất béo, sau đó gây thiếu hụt insulin bằng cách dùng STZ liều thấp để gây tổn thương tụy [5] có cơ chế bệnh sinh tương tự như bệnh ĐTĐ typ 2 ở người. Nhằm chuẩn hóa và áp dụng mô hình ĐTĐ typ 2 vào nghiên cứu các thuốc hạ glucose máu trên thực nghiệm ở Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu: “Xây dựng và chuẩn hóa mô hình đái tháo đường typ 2 trên chuột cống trắng”.
II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Chuột cống trắng, cả hai giống, cân nặng trung bình 160 – 170g do Học viện Quân y cung cấp.
2. Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu
– Streptozotocin (Zanosar) do công ty MP Biomedicals (France) sản xuất.
– Bộ kit đo triglycerid, cholesterol huyết thanh của Teco Dianostics gồm thuốc thử và
triglycerid, cholesterol chuẩn
– Kit định lượng glucose hãng HUMAN.
– Máy xét nghiệm sinh hóa Screen Master của hang Hospitex Diagnostics (Italy).
3. Phương pháp
Chuột cống được chia thành 03 lô, mỗi lô 10 con. Các lô chuột được ăn với chế độ khác nhau liên tục trong 12 tuần:
Lô 1: Chuột được ăn chế độ ăn lipid chiếm 12% tổng số calo.
Lô 2: Chuột được ăn chế độ ăn lipid chiếm 40% tổng số calo.
Lô 3: Chuột được ăn chế độ ăn lipid chiếm 40% tổng số calo.
Sau 10 tuần ăn chế độ ăn giàu lipid, chuột
ở lô 1, 2 được tiêm dung môi, chuột ở lô 3
được tiêm màng bụng STZ 50mg/kg.
Sau 72 giờ và sau 2 tuần tiêm STZ và dung môi, tiến hành lấy máu từ đuôi chuột để định lượng các chỉ số glucose, cholesterol toàn phần và triglycerid máu.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng mô hình đái tháo đường typ 2 trên chuột cống. Chuột cống được nuôi với chế độ ăn 40% lượng calo từ chất béo trong 10 tuần kết hợp với tiêm màng bụng STZ liều thấp (50mg/kg) sau 72 giờ gây tăng trọng lượng (64,27%), glucose máu (56,96%), cholesterol (25,87 %), triglycerid (33,02%) máu. Sự thay đổi các chỉ số theo dõi ở chuột cống gần giống như đái tháo đường typ 2 trên người.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích