Xây dựng mô hình Hội chứng ruột kích thích trên chuột nhắt

Xây dựng mô hình Hội chứng ruột kích thích trên chuột nhắt

Xây dựng mô hình Hội chứng ruột kích thích trên chuột nhắt

Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Công Thực, Nguyễn Trung Quân
ViệnYHCT Quân đội,
Hồ Anh Sơn,  Học viện Quân y
Tóm tắt: 
Mục  tiêu  nghiên  cứu  là  xây  dựng  được  mô  hình Hội chứng ruột kích thích trên chuột nhắt trắng, được dùng để đánh giá tác dụng điều trị trên thực nghiệm của các bài thuốc và vị thuốc y học cổ truyền. Chuột bị  gây  hội  chứng ruột  kích  thích  bằng  cách  hạn  chế vận động và ngâm liên tục trong nước ở nhiệt độ 220C trong 1giờ, trong 10 ngày. Nhóm chuột bị cố định và ngâm trong nước có rối loạn tính chất phân (xuất hiện cả  phân  lỏng  và  táo),  hàm lượng  nước  trong  phân giảm ở nhóm phân táo (32,24%) , tăng ở nhóm phân lỏng (64,25%); hàm lượng serotonin huyết tương biến đổi  theo  tính  chất  phân  (1,21  ng/ml  phân  táo; 8,27ng/ml  phân  lỏng)  và  có  rối  loạn  về  hành  vi  với biểu  hiện  của  trạng  thái  stress,  phù  hợp  với  cơ  chế gây bệnh trên lâm sàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.  Hà Văn Ngạc và cộng sự (1996), Những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 215 trường hợp HCRKT, Tập san Nội khoa Việt Nam, tr. 19-24.
2.  Nguyễn  Thị Tuyết  Nga  (2007),  Nghiên  cứu  tác dụng  của  bài  thuốc  Tứ  thần  hoàn  trong  điều  trị  hội chứng ruột kích thích thể lỏng, Lu ận văn Tiếnsĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
3.  Nguyễn  Thị  Nhuần  (1999),  Nghiên  cứu  tác  dụng của  bài  thuốc  Bình  vị  tan  trong  điều  trị  rối  loạn  chức năng đại tràng,Luận văn Bác sĩ CKII, ĐH Y Hà Nội.
4.  Bùi Thị Phương Thảo (2005),  Đánh giá tác dụng điều  trị  rối  loạn  cơ  năng  đại  tràng  bằng  viên  nang  Hế Mọ, Luận văn thạc sĩ Y học, ĐH Y Hà Nội.
5.  Lại Ngọc Thi (1996), Góp phần nghiên cứu về tần suất và dịch tễ học của HCRKT, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Quân y

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment