Xây dựng quy trình bào chế và đánh giá độc tính của cao đặc từ bài thuốc KNC trên thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Xây dựng quy trình bào chế và đánh giá độc tính của cao đặc từ bài thuốc KNC trên thực nghiệm.Ở Việt Nam, chính sách quốc gia về thuốc và định hướng chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2000 – 2020 có yêu cầu “phát huy, thừa kế có chọn lọc, đánh giá tính an toàn, hiệu lực của thuốc đồng thời hiện đại hóa dạng bào chế từ thuốc cổ truyền để sử dụng rộng rãi trong cộng đồng”[17]. Chế phẩm đông dược hiện nay được xem là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển. Sử dụng chế phẩm thuốc đông y là xu hướng mới được người bệnh và bác sỹ cân nhắc lựa chọn trong điều trị[17].
So với thuốc Tây y chủ yếu điều trị triệu chứng bệnh, thuốc Đông y mang lại hiệu quả điều trị lâu dài trên cơ sở lý luận “bệnh là do mất thăng bằng và rối loạn âm và dương”, “nguyên tắc điều trị chủ yếu là lập lại cân bằng âm dương và điều hòa âm dương” [13]. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc đông y là mất thời gian sắc thuốc, không có tính cơ động dễ vận chuyển như thuốc Tây y. Bên cạnh đó, trên lâm sàng các bác sỹ y học cổ truyền thường sử dụng những bài thuốc cổ phương kết hợp gia giảm. Tuy các bài thuốc mang hiệu quả điều trị nhất định nhưng chưa được kiểm định về tính an toàn, chưa có hành lang pháp lý để sử dụng rộng rãi trên thị trường. Theo Cục quản lý y dược cổ truyền – Bộ y tế về nhu cầu sử dụng, có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nhất là những người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh khó chữa[17]. Vậy nhưng sản xuất đông dược chỉ đang chiếm thị phần rất nhỏ, xấp xỉ 1 – 1,5%[17]. Vấn đề đặt ra đó không chỉ là những bài thuốc, cây thuốc đơn thuần mà còn là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo vệ, phát huy, phát triển. Do đó việc triển khai hiện đại hóa y học cổ truyền, nghiên cứu bào chế các bài thuốc y học cổ truyền thành dạng dễ sử dụng là yêu cầu tất yếu được đặt ra [17].
Trong số đó, bài thuốc “KNC” là bài thuốc kinh nghiệm được Phó giáo sư. Tiến sĩ Đậu Xuân Cảnh sử dụng trên lâm sàng khá nhiều và mang lại hiệu quả tốt cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh về khớp như: thoái hóa khớp gối, 2 thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên: “ Thuốc muốn được sử dụng an toàn và có hiệu lực. Xét về tổng thể thì an toàn còn quan trọng hơn hiệu lực, vì một thuốc dù có hiệu lực đến đâu, nhưng nếu không an toàn thì cũng không được sử dụng. Để chứng minh thuốc có an toàn hay không thì phải nghiên cứu độc tính” [34]. Theo thông tư 29/2018/ TT-BYT ban hành ngày 29/10/2018, hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng yêu cầu: “Tài liệu nghiên cứu tiền lâm sàng của thuốc cần thử: các báo cáo nghiên cứu về tác dụng dược lý, độc tính, tính an toàn, đề xuất về liều dùng, đường dùng, cách sử dụng”[21]. Theo thông tư 03/2012/TT-BYT ban hành ngày 02/02/2012, thuốc thử lâm sàng phải bảođảm các yêu cầu: “Đã được nghiên cứu ở giai đoạn tiền lâm sàng, có các tài liệu chứng minh tính an toàn để có thể thử nghiệm các giai đoạn tiếp theo” và “có công thức, dạng bào chế và quy trình bào chế ổn định”[33].
Vì lý do như trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình bào chế và đánh giá độc tính của cao đặc từ bài thuốc KNC trên thực nghiệm” với 2 mục tiêu như sau:
1. Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc “KNC”
2. Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cao đặc “KNC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………… 1
Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………….. 3
1.1. Các phương pháp chiết xuất và bào chế thuốc Y học cổ truyền ……………. 3
1.1.1. Định nghĩa bào chế ……………………………………………………………………… 3
1.1.2. Các phương pháp bào chế…………………………………………………………….. 3
1.1.3. Một số dạng thuốc bào chế thông thường [1],[2],[3] ………………………. 3
1.1.4. Các bước bào chế cao đặc [2],[3],[15]………………………………………….. 4
1.1.5. Yêu cầu chất lượng cao đặc [2],[15] ……………………………………………… 5
1.2. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu độc tính của thuốc [32]…………… 5
1.2.1. Tổng quan về độc tính cấp [22],[32] ……………………………………………… 6
1.2.2. Tổng quan về độc tính bán trường diễn [28],[22] ……………………………. 9
1.2.3. Ý nghĩa về tính an toàn của thuốc YHCT………………………………………. 11
1.3. Tổng quan về bài thuốc “KNC” ……………………………………………………… 14
1.3.1. Thành phần bài thuốc: ……………………………………………………………….. 14
1.3.2. Cơ sở thiết kế bài thuốc: …………………………………………………………….. 14
1.3.3. Tác dụng và chỉ định điều trị: [11]………………………………………………. 15
1.3.4. Cách sử dụng: …………………………………………………………………………… 16
1.3.5. Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các vị thuốc và cách bào chế theo
dược điển Việt Nam V ………………………………………………………………………… 16
2.1. Vật liệu nghiên cứu ………………………………………………………………………. 29
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu: ……………………………………………………………….. 29
2.1.2. Các vật liệu và phương tiện khác…………………………………………………. 30
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 31
2.2.1. Đánh giá độc tính cấp :………………………………………………………………. 31
2.2.2. Đánh giá độc tính bán trường diễn: …………………………………………….. 31
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 32
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………. 32
2.4.2. Bào chế và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao đặc KNC ……………………… 322.4.3. Đánh giá độc tính cấp………………………………………………………………… 33
2.4.4. Đánh giá độc tính bán trường diễn………………………………………………. 34
2.5. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………………………… 35
2.6. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………… 35
3.1. Quy trình bào chế và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao đặc KNC…………… 36
3.1.1. Kết quả bào chế cao đặc …………………………………………………………….. 36
3.2. Nghiên cứu độc tính cấp………………………………………………………………… 38
3.3. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn………………………………………………. 40
3.3.1. Tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng của chuột cống trắng……… 40
khi dùng dài ngày ……………………………………………………………………………….. 40
3.3.2. Sự thay đổi huyết học của chuột…………………………………………………… 41
3.3.3. Sự thay đổi chức năng sinh hóa của chuột…………………………………….. 44
3.3.4. Ảnh hưởng của dung dịch KNC đối với điện tim chuột ở đạo trình
DII………….. …………………………………………………………………………………….. 47
3.3.5 Sự thay đổi về mô bệnh học ở gan, lách và thận của chuột………………. 48
Chương IV BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 53
4.1. Về độc tính cấp…………………………………………………………………………….. 53
4.2. Về độc tính bán trường diễn…………………………………………………………… 54
4.2.1. Ảnh hưởng của dung dịch KNC đến tình trạng chung và sự thay đổi cân
nặng của chuột cống : …………………………………………………………………………. 54
4.2.2. Ảnh hưởng của dung dịch KNC đến chức năng tạo máu: ……………….. 55
4.2.3. Ảnh hưởng của dung dịch KNC đến chức năng gan: ……………………… 56
4.2.4. Ảnh hưởng của dung dịch KNC đến chức năng thận ……………………… 57
4.2.5. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến điện tim chuột…………………………… 57
4.2.6. Ảnh hưởng của dung dịch KNC đến kết quả mô bệnh học ………………. 57
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 58
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………
PHỤ LỤC……………………………………………………………………DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số chuột chết ở các lô chuột………………………………………………….. 39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến thể trọng chuột……………………. 40
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến số lượng hồng cầu và huyết sắc
tố trong máu chuột ……………………………………………………………………………… 41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến hematocrit và thể tích trung bình
hồng cầu trong máu…………………………………………………………………………….. 42
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến số lượng bạch cầu và tiểu cầu
trong máu …………………………………………………………………………………………. 43
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến hoạt độ ALT và AST trong máu
chuột …………………………………………………………………………………………. 44
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến hàm lượng billirubin toàn phần
trong máu chuột………………………………………………………………………………….. 45
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến hàm lượng albumin và
cholesterol trong máu chuột…………………………………………………………………. 46
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đến hàm lượng creatinin trong máu
chuột …………………………………………………………………………………………. 47
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của cao đặc KNC đối với điện tim chuột ở đạo trình
DII………. ………………………………………………………………………………………… 47DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1.1: Độc hoạt ……………………………………………………………………….. 16
Ảnh 1.2: Tần giao……………………………………………………………………….. 17
Ảnh 1.3: Ngưu tất………………………………………………………………………… 18
Ảnh 1.4: Thục địa………………………………………………………………………… 19
Ảnh 1.5: Tế tân……………………………………………………………………………. 20
Ảnh 1.6: Đương quy ……………………………………………………………………. 21
Ảnh 1.7: Đỗ trọng ……………………………………………………………………….. 22
Ảnh 1.8: Phòng phong …………………………………………………………………. 23
Ảnh 1.9: Tang ký sinh………………………………………………………………….. 24
Ảnh 1.10: Bạch thược ………………………………………………………………….. 25
Ảnh 1.11: Khương hoạt………………………………………………………………… 26
Ảnh 1.12: Đẳng sâm…………………………………………………………………….. 27
Ảnh 1.13: Xuyên khung……………………………………………………………….. 27
Ảnh 1.14: Cam thảo …………………………………………………………………….. 28
Hình 3.1: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô chứng ………………. 49
Hình 3.2: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô trị 1………………….. 49
Hình 3.3: Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô trị 2…………………. 49
Hình 3.4: Hình ảnh vi thể gan chuột lô chứng…………………………………. 50
Hình 3.5: Hình ảnh vi thể gan chuột lô chứng…………………………………. 50
Ảnh 3.6: Hình ảnh vi thể gan chuột lô trị 2 …………………………………….. 50
Ảnh 3.7: Hình ảnh vi thể lách chuột lô chứng…………………………………. 51
Ảnh 3.8: Hình ảnh vi thể lách chuột lô trị 1 …………………………………… 51
Ảnh 3.9: Hình ảnh vi thể lách chuột lô trị 2 ………………………………….. 51
Ảnh 3.10: Hình ảnh vi thể thận chuột lô chứng……………………………….. 52
Ảnh 3.11: Hình ảnh vi thể thận chuột lô trị 1 …………………………………. 52
Ảnh 3.12: Hình ảnh vi thể thận chuột lô trị 2 …………………………………. 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com