XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT CAO ĐỊNH CHUẨN KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG NUCIFERIN TỪ LÁ SEN (NELUMBO NUCIFERA GAERTN) THU HÁI TẠI ĐỒNG THÁP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT CAO ĐỊNH CHUẨN KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG NUCIFERIN TỪ LÁ SEN (NELUMBO NUCIFERA GAERTN) THU HÁI TẠI ĐỒNG THÁP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT CAO ĐỊNH CHUẨN KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG NUCIFERIN TỪ LÁ SEN (NELUMBO NUCIFERA GAERTN) THU HÁI TẠI ĐỒNG THÁP
Quỳnh Trân Đặng 1, Thị Bé Nhi Dương 1, Thị Kim Thiện Trà 1, Thanh Sil Nguyễn 1, Huỳnh Anh Thi Huỳnh 1, Đoan Vi Phạm 2, Châu Minh Vĩnh Thọ Đỗ 1,
Đặt vấn đề: Sen là một trong số ít các dược thảo mà tất cả các bộ phận đều được sử dụng và đều là những vị thuốc quý, có giá trị sinh học cao. Sen có ở khắp mọi miền đất nước nhưng nổi tiếng nhất là ở Đồng Tháp Mười, nơi được xem là xứ sở Sen. Các nghiên cứu dược lý đã chứng minh thành phần nuciferin trong dịch chiết lá Sen có nhiều hoạt tính sinh học in vivo như: an thần, giảm cholesterol trong máu, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống oxi hóa. Hiện nay, có rất nhiều chế phẩm bào chế từ nguồn nguyên liệu lá Sen, tuy nhiên việc kiểm soát thành phần nuciferin liên quan tác dụng sinh học hạ cholesterol trong các chế phẩm này hầu như chưa được thực hiện, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng, hiệu quả và tính an toàn của sản phẩm. Mục tiêu: Xây dựng quy trình chiết cao định chuẩn có kiểm soát hàm lượng nucifein từ lá Sen hồng thu hái tại Đồng Tháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: lá Sen thu hái tại Đồng Tháp đạt các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu về độ ẩm, định tính, định lượng theo Dược điển Việt Nam V. Dựa vào tính chất lý hóa của nuciferin có trong lá Sen và tham khảo các chuyên luận dược điển, một số công trình đã công bố thì phương pháp ngâm lạnh được lựa chọn để khảo sát điều kiện chiết xuất (dung môi chiết, thời gian, số lần, lượng dung môi cần dùng để chiết kiệt nuciferin trong lá Sen) và khảo sát quy trình loại tạp. Cao định chuẩn lá Sen có kiểm soát hàm lượng nuciferin được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép với đầu dò dãy diod quang (HPLC/PDA). Kết quả: Các thông số chiết thích hợp thu được, bao gồm: dung môi chiết là cồn 70 độ, qua ba lần chiết với tỷ lệ dược liệu: dung môi (1:10). Từ 5 kg lá sen khô đạt tiêu chuẩn DĐVN V thu được 80,5g cao định chuẩn lá Sen chứa 10% nuciferin. Kết luận: Nghiên cứu này đã xây dựng thành công quy trình chiết cao định chuẩn có kiểm soát hàm lượng nuciferin từ lá Sen hồng thu hái tại Đồng Tháp từ quy mô 5 kg lá sen khô. Quy trình đề xuất này có tiềm năng triển khai trên quy mô pilot để phát triển các dạng sản phẩm bào chế có tính an toàn và hiệu quả hơn từ nguyên liệu lá Sen hồng Đồng Tháp

Bên  cạnh  là  nguồn  thực  phẩm  giá  trị,  cây Sen(Nelumbo nucifera Gaertn.) vớitất cả các bộ phận đều được sử dụngtrong y học cổ truyền,lànguyên liệu cây thuốc có giá trị sinh học cao. Cây Sen được phân bố mọi miền đất nướcViệt Namnhưng nổi tiếng nhất là ở Đồng Tháp Mười. Các nghiên cứu dược lý đã chứng minh dịch chiết lá sen có nhiều hoạt tính sinh học in vivo như: an thần [3],[7], chống béo phì [3][7], hạ cholesterol huyết [4],[7], chống oxy hóa, hạ đường huyết, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư [7].Các nghiên cứu thành phần hóa học học và dược lý hiện đại cho thấy lá Sen nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có chứa thành phần hóa học chính  là các alcaloid, flavonoid. Trong đó, nuciferin liên quan đến nhiều tác dụng sinh học được chứng minh [7], [8]. Hiện nay có nhiều chế phẩm được bàochế từ nguyên liệu hay cao chiết lásen.  Tuy  nhiên chưa có nghiên cứu hay sản phẩm nào bào chế từ caođịnh chuẩn đượckiểm soát  hàm lượng nuciferintừ lá Sen. Do đó, việc nghiên cứu “Xây dựng  quy  trình  chiết  cao  định  chuẩncókiểm soát hàm lượng nuciferin từ lá Sen hồng thu hái tại  Đồng  Tháp”nhằm  cải  thiện  chất  lượng  và hiệu quả sử dụng của sản phẩm là một yêu cầu rất cấp thiết.II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU2.1.Đối tượng nghiêncứu. Lá sen thu hái vào  tháng  9năm 2021ở huyện Tháp mười tỉnh Đồng Tháp. Mẫu được phơi khô trong mát, loại tạp cơ học, xay ra thành bột sau khi thử đạt ẩm ≤ 12%[1].Định danh bằng cách so sánh và mô tả hình thái thực vật với các thông tin trên các tài liệu tham khảo thực vật học chuyênngành, dược điển Việt Nam V và lưu tại bộ môn Hóa phân tích-Kiểm nghiệm-Độc chất, khoa Dược, Đại học Y Dược Cần Thơ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment