Xây dựng quy trình cô lập đảo tụy tại Việt Nam và sơ bộ đánh giá hiệu quả của ghép đảo tụy trên chuột bị gây bệnh đái tháo đường typ 1 bằng streptozocin

Xây dựng quy trình cô lập đảo tụy tại Việt Nam và sơ bộ đánh giá hiệu quả của ghép đảo tụy trên chuột bị gây bệnh đái tháo đường typ 1 bằng streptozocin

Bệnh đái tháo đường typ 1 gây ra do tế bào beta của đảo tụy bị phá vỡ dẫn tới tụy mất khà năng bài tiết insulin để duy trì nồng độ glucose trong máu. Ghép đảo tụy là một phương pháp điều trị mới đang được tiến hành ở một số trung tâm nghiên cứu. Mục tiêu: Xây dựng phương pháp cô lập đảo tụy phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sơ bộ đánh giá hiệu quả của phương pháp ghép đảo tụy cho chuột đái tháo đường typ 1 vào phúc mạc. Nghiên cứu: So sánh đối chứng hai phương pháp cô lập đảp tụy. Theo dõi hiệu quả ghép tụy cho chuột đái tháo đường typ 1 gây bằng streptozocin. Kết quả: Xây dựng được công thức pha chế dung dịch Hank’s    dùng    cho    cô lập đảo    tụy.    Đơn    giản hoá    được    một số bước trong quy trình cô lập đảo tụy chuẩn học tập ở Karolinska,    Thụy    Điển    mà không    làm    ẩnh hưởng đến    hình    thái và chức
năng của đảo tụy. Ghép sơ bộ ban đầu đảo tụy cho 5 chuột đái tháo đường typ 1 nặng và theo dõi trong 30 ngày. Kết luận: Phương pháp cô lập đảo tụy đơn giản giúp tiết kiệm tới 70% kinh phí mà vẫn đảm bảo cho đảo tụy có hình thái và chức năng bình thường. Phương pháp ghép tụy qua đường phúc mạc cải thiện được tình trạng glucose máu của chuột nhưng chỉ duy trì được trong thời gian ngắn.
Đái tháo đường typ 1 là một bệnh tự miễn được xác định bởi các rối loạn chức năng hệ miễn dịch do tổn thương tế bào beta sản xuất insulin của tiểu đảo tụy. Mặc dù cơ chế bệnh sinh chưa được chứng minh rõ ràng nhưng có những biểu hiện do rối loạn về cấu trúc gen [1] và do ảnh hưởng của một số yếu tố về môi trường [2], ảnh hưởng của chế độ ăn uống [1].
Hậu quả là gây sự tăng cao glucose trong máu và xuất hiện các thể cetonic trong hệ thống tuần hoàn do tế bào thiếu glucose. Nguyên tắc quan trọng trong điều trị là làm hạ glucose trong máu bằng cách bổ sung insulin trong tuần hoàn giúp cho glucose xâm nhập được vào trong tế bào dẫn tới hạn chế sự tăng cao nồng độ các thể cetonic. Một phương pháp phổ biến hiện nay là tiêm insulin hàng ngày tùy theo mức độ của nồng độ glucose trong máu bệnh nhân. Điều hạn chế của phương pháp điều trị này là rất khó kiểm soát được biến chứng, trong đó đáng kể nhất là tai biến do dùng insulin quá liều hoặc bị nhiễm toan do dùng insulin không đúng cách và đủ liều. Hơn nữa, phương pháp điều trị này luôn đòi hỏi phải định lượng được nồng độ glucose trong máu. Vì vậy việc theo dõi điều trị gây nhiều tốn kém và phiền phức cho bệnh nhân, đồng thời luôn cần có cán bộ y tế theo dõi. Để hạn chế các tai biến nói trên, việc phát

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment