Xây dựng quy trình phát hiện đột biến gen atp7b gây bệnh vvilson
Đột biến gen ATP7B (Copper transporting p – type adenosine triphosphatase) được chứng minh là nguyên nhân gây bệnh Wilson. Mục tiêu: Xây dựng quy trình phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: 01 bệnh nhân Wilson đã được chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình; Tách chiết DNA từ máu ngoại vi; Phản ứng PCR khuếch đại toàn bộ gen ATP7B sử dụng 25 cặp mồi đặc hiệu tương ứng với 21 exon của gen ATP7B. Sản phẩm PCR được giẩi trình tự gen trực tiếp để xác định đột biến gen ATP7B. Kết quả: Xác định được 2 đột biến điểm dạng dị hợp tử: nonsense p.S105Stop trên exon 2 và P.K832R trên exon 10. Kết luận: Đã xây dựng thành công quy trình phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson. VVilson là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường (NST) do đột biến gen ATP7B nằm trên NST 13 (13q14.3) qui định. Gen ATP7B mã hóa cho enzyme p – Type ATPase có chức năng vận chuyển đồng. Sự thiếu hụt chức năng của gen ATP7B dẫn đến rối loạn quá trình bài tiết đồng, khiến cho đồng lắng đọng trong một số cơ quan trong cơ thể, đặc biết là ở gan và não, gây nhiều biến chứng phức tạp.
Ước tính trên thế giới, tần suất mắc bệnh là 1/30.000 và 1/100.000 trẻ sinh ra, tần suất người mang gen bệnh là 1/90. Ở các giai đoạn sớm, bệnh thường có biểu hiện giống với bệnh gan mãn tính. Ở giai đọan muộn, bệnh thường có các dấu hiệu bất thường về thần kinh do sự tích luỹ đồng dẫn đến gây độc cho một số tổ chức mô, chủ yếu là gan và não.
Gen ATP7B gồm 21 exon, với chiều dài khoảng 80kb và mã hóa cho chuỗi protein gồm 1465 amino acid, protein mã hóa gen ATP7B chủ yếu biểu hiện ở gan và đóng vai trò vận chuyển đồng qua màng tế bào. Sự thiếu hụt hoặc giảm chức năng protein của ATP7B dẫn đến giảm bài tiết đồng từ gan vào mật, khiến cho đồng tích lũy trong gan và tạo chất độc cho gan [1]. Tính đến năm 2009, các nghiên cứu trên nhiều chủng tộc khác nhau đã xác định được khoảng 380 đột biến trên gen gây bệnh VVilson [9]. Chính sự đa dạng trên đã làm cho việc sàng lọc và tìm đột biến đặc trưng trở nên khó khăn hơn. Trong nghiên cứu của Danadevi và các cộng sự vào năm 2009 đã khẳng định rằng: đột biến H1069Q là đặc trưng cho người Châu Âu, trong khi đó đột biến
R778G lại rất phổ biến ở Châu Á. Nhóm nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng đột biến N1270S thường gặp ở quần thể người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Ấn Độ, Srilanca, Bungari, Ai Cập, Braál, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Mỹ [2]. Theo một nghiên cứu vào năm 2011 trên 345 bệnh nhân VVilson trong quần thể người Trung Quốc, tỷ lệ đột biến nằm nhiều nhất trên exon 8 (44%), exon 13 (15%), chỉ có khoảng 5% nằm trên exon 2 và 1 % tại exon 10 [3].
Đây là một bệnh gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh VVilson là một trong những bệnh về gan đầu tiên có thể điều trị được bằng thuốc. Chẩn đoán bệnh có thể dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và một số chỉ số sinh hóa như hàm lượng ceruloplasmin giảm mạnh (< 50mg/l hoặc < 5mg/dl_), nồng độ đồng trong nước tiểu < 100 ụg/24h (1,6 ụmol/24h) [4]. Hiện có khoảng trên 30 biểu hiện lâm sàng khác nhau liên quan đến bệnh VVilson, chính vì vậy rất khó để có thể xác định người mắc bệnh cũng như phân biệt giữa người bình thường và người mang gen bệnh. Hiện nay, phân tích DNA là một phương pháp chẩn đoán chính xác nhất bệnh VVilson. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài: Xây dựng quy trình phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh VVilson
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích