Xây dựng thang điểm đánh giá chấn thương phần mềm hàm mặt ( thang điểm atris )
Hiện nay, chấn thương phần mềm hàm mặt (CTPMHM là một tổn thương khá phổ biến đang ngày càng tăng ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Việc xây dựng một công cụ đơn giản, chính xác và dễ sử dụng để đánh giá đúng mức độ tổn thương phần mềm là điều cần thiết để phục vụ cho việc điều trị và tiên lượng.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xây dựng thang điểm đánh giá mức độ chấn thương phần mềm trong CTPMHM.
2. Đánh giá kết quả áp dụng thang điểm trong đanh giá mức độ chấn thương phần mềm trên bệnh nhân CTPMHM.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu : Xây dựng thang điểm ATRIS với A: Area là vùng tổn thương; T: Thickness là độ dày tổn thương; R: Relax skin tension line: đường căng da; I: Index là chiều dài vết thương; S : Soft-tissue defects là tình trạng tổn thương mô mềm. Sử dụng thang điểm này đánh giá 152 vết thương của 82 bệnh nhân CTPMHM trước và sau điều trị tại khoa Phẫu thuật Tạo hình – Hàm Mặt, bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ 1/1/2008 đến 1/7/2009. So sánh kết quả hồi phục của vết thương sau mổ ít nhất 3 tháng với kết quả thu được khi đánh giá bằng thang điểm ATRIS.
Kết quả : Xây dựng được thang điểm ATRIS với mỗi vết thương sẽ có tổng số điểm tối thiểu là 3 và tối đa là 15. Từ đó chia ra làm 4 mức độ : Nhẹ ( 3-4đ); Trung bình ( 5-7đ); Nặng ( 8¬11 đ); Rất nặng ( 12-15đ). Với các vết thương nhẹ, tỉ lệ hồi phục tốt là 100%, các vết thương mức độ trung bình, tỉ lệ hồi phục tốt là 85,2%, vết thương nặng tỉ lệ hồi phục khá là 71,6% và 62,5% vết thương rất nặng hồi phục kém. Vùng dễ bị chấn thương nhất là má và trán, ít nhất là vùng thái dương. Yếu tố đường căng da, tình trạng mất da, mất xương ở dưới và các tổn thương phối hợp ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình hồi phục của các vết thương.
Bàn luận : Cần nghiên cứu thêm với số lượng lớn bệnh nhân hơn để đánh giá chính xác hơn nữa tầm quan trọng của từng yếu tố để đưa ra việc phân chia điểm hợp lí hơn, từ đó sẽ lập được thang điểm với sự đánh giá chính xác hơn.
Kết luận : Thang điểm ATRIS bao gồm những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương. Có sự liên quan tương đối rõ nét về đánh giá của thang điểm và kết quả hồi phục của vết thương. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá chính xác hơn nữa sự tương quan này.
Từ khóa: Chấn thương phần mềm hàm mặt I. ĐẢT YẤN ĐỂ :
Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt ( CTPMHM ) là một tổn thương khá phổ biến do nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, thể thao … Trong thời gian gần đây, tỉ lê CTPMHM ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển ( trong đó có Việt Nam ) do tỉ lê tai nạn giao thông tăng và xã hội còn nhiều vấn đề bất ổn. Tại Việt Nam, việc đánh giá, xử trí cũng như tiên lượng kết quả sau điều trị đối với các CTPMHM vẫn chưa được chú ý nhiều. Ngoài những cơ quan giữ các chức năng quan trọng như mắt, mũi, các dây thần kinh mặt, tuyến nước bọt … Vùng hàm mặt còn có vai trò quyết định bậc nhất về mặt thẩm mĩ của mỗi người. Việc đánh giá đúng mức tổn thương sẽ giúp ích cho việc đưa ra các phương án điều trị chính xác nhằm xử trí tổn thương và phục hồi tối đa hình thể thẩm mĩ của các cơ quan. Vấn đề đặt ra ở đây đó là dựa vào các yếu tố nào để xây dựng thang điểm và với mỗi yếu tố sẽ phân chia các mức độ tổn thương ra sao. Sau đó sẽ tiến hành áp dụng thang điểm trên các bệnh nhân CTPMHM để kiểm tra tính chính xác của thang điểm. Việc lựa chọn các yếu tố để lập nên thang điểm đòi hỏi sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của các yếu tố và từ đó chọn ra những yếu tố nào là cần thiết để mô tả chính xác đặc điểm của vết thương, từ đó lập nên một thang điểm ngắn gọn, dễ sử dụng và có tính chính xác cao. Trên thế giới đã có 1 số công trình nghiên cứu đưa ra các hệ thống phân loại tổn thương phần mềm vùng hàm mặt như hệ thống MCFONTZL … tuy nhiên hệ thống này có phần phức tạp, khó áp dụng và chưa tương thích với các đặc điểm tổn thương phần mềm vùng hàm mặt tại Việt Nam. Tại Việt Nam hiện nay còn rất ít thông tin về các nghiên cứu về đánh giá chấn thương phần mềm hàm mặt cũng như các báo cáo chưa được công bố. Với mong muốn tạo ra một công cụ để giúp ích cho việc trao đổi thông tin bệnh nhân giữa các bác sĩ được thống nhất, đơn giản hơn cũng như việc đánh giá đúng mức tổn thương để có phương án xử trí hợp lí và đạt được kết quả thẩm mĩ tốt nhất cho bệnh nhân sau điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu :
1. Xây dựng thang điểm đánh giá mức đô chán thương phần mềm trong CTPMHM.
2. Đánh giá kết quả áp dụng thang điểm trong đánh giá mức đô chán thương phần mềm trên bệnh nhân CTPMHM.
n . ĐỔI TƯƠNG – PHƯƠNG PHẢP NGHIÊN cứu :
2.1. Đối tượng nghiên cứu
– Các thang điểm đánh giá chấn thương chung và chấn thương phần mềm hàm mặt cũng như các tiêu chí đánh giá kết quả hồi phục của vết thương phần mềm hiện đang được sử dụng trong và ngoài nước.
– Đối tượng áp dụng thang điểm mới được xây dựng là 152 vết thương của 82 bệnh nhân có CTPMHM vào điều trị tại khoa Phẫu thuật Tạo Hình – Hàm Mặt, bệnh viện Việt Đức từ ngày 1/1/2008 đến ngày 1/7/2009. Sử dụng hồ sơ bệnh án, ảnh chụp trước mổ và ảnh chụp sau mổ 3 tháng để lấy các thông tin về tình trạng bệnh nhân trước mổ như điểm Glasgow, điểm ISS, các tổn thương vùng hàm mặt … và kết quả hồi phục của vết thương phần mềm sau 3 tháng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Xây dựng thang điểm ATRIS: Dựa trên các đặc điểm tổn thương và hồi phục của CTPMHM, chúng tôi đã xác định 5 yếu tố chủ yếu có giá trị để lập nên thang điểm ATRIS đó là A: Area là vùng tổn thương; T: Thickness là độ dày tổn thương; R: Relax skin tension line: đường căng da; I: Index là chiều dài vết thương; S : Soft-tissue defects là tình trạng tổn thương mô mềm.
– Đánh giá cho điểm các vết thương trên bệnh nhân CTPMHM trước và sau phẫu thuật.
– Đánh giá kết quả của vết thương theo tiêu chí sau :
■ Tốt : Liền sẹo tốt, sẹo đẹp. Không ảnh hưởng tới chức năng. Bệnh nhân hài lòng
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích