Xây dựng và đánh giá kết quả chương trình3 đào tạo qui trình hút đờm theo chuẩn năng lực cho điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2017 – 2018

Xây dựng và đánh giá kết quả chương trình3 đào tạo qui trình hút đờm theo chuẩn năng lực cho điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2017 – 2018

Luận án tiến sĩ y họcXây dựng và đánh giá kết quả chương trình3 đào tạo qui trình hút đờm theo chuẩn năng lực cho điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2017 – 2018.Vai trò của người điều dưỡng (ĐD) trong chăm sóc người bệnh (NB) đã thể hiện tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thông qua việc chuẩn hóa các qui trình chăm sóc (1), góp phần nâng cao chất lượng điều trị trong đó có qui trình hút đờm (2,3). Hút đờm được tiến hành phổ biến tại các khoa Hồi Sức, Cấp Cứu, đặc biệt là những NB nặng, cấp cứu, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị. Nếu hút đờm kịp thời và đúng theo chuẩn năng lực đạt hiệu quả tốt làm sạch dịch tiết để khai thông đường hô hấp, duy trì sự thông khí; tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí và phòng tránh nhiễm khuẩn do ứ đọng đờm, góp phần nhanh hồi phục. Còn ngược lại, nếu hút không theo chuẩn năng lực có thể gây tai biến cho NB với 25% nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và 3,3% NB bị tổn thương niêm mạc đường hô hấp (4).

Năng lực của ĐD về hút đờm rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả chăm sóc NB. Do vậy, việc ĐD cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng tay nghề về hút đờm là rất cần thiết. Nghiên cứu của Day cho thấy đa số ĐD không ý thức được những yêu cầu trong qui trình hút đờm và thực hành theo kinh nghiệm bản thân chứ không theo chuẩn năng lực nên dẫn đến không an toàn cho NB (6). Nghiên cứu của Trần Thị
Thảo (2008) trên 19 ĐD tại khoa Hồi Sức đã ghi nhận ĐD chưa đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn là 59% và kỹ năng thao tác thực hành của ĐD không đạt là 10,6 % (5). Trần Ngọc Trung cho thấy chỉ có 84,8% ĐD nắm vững các qui trình kỹ thuật (QTKT) chăm sóc (7). Trong mỗi công việc thực hành chăm sóc, thực hiện kỹ thuật chỉ là một bước trong QTKT gồm nhận định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá. Việc nghiên cứu tỷ lệ ĐD tuân thủ qui trình hút đờm tại Việt Nam cũng rất ít. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc hút đờm của ĐD, giải pháp có hiệu quả và tác dụng bền vững là đào tạo liên tục. Công tác đào tạo liên tục giúp nâng cao kiến thức đồng thời nâng cao chất lượng thực hành. Theo thống kê tại Anh, việc áp dụng chương trình đào tạo trong thực hiện QTKT cho NB đã mang lại hiệu quả kinh tế và giảm chi phí cho NB khoảng 5000 bảng Anh mỗi năm (8). Tác giả Day cũng chứng minh rằng chương trình tập huấn cho ĐD về qui trình hút đờm đã giúp cải thiện kiến thức và thực hành ngay lập tức (9).2
Vai trò chăm sóc của ĐD đã được ghi nhận từ trước đến nay. Tuy nhiên, đào tạo theo chuẩn năng lực ĐD Việt Nam chưa được chú trọng so với chỉ đào tạo kiến thức cơ bản và thực hành theo bảng kiểm. Các chương trình đào tạo ĐD hiện nay cũng chưa bắt kịp với sự thay đổi của ngành ĐD trên thế giới. Nghị quyết số 29/NQTW năm 2013 đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo dựa trên năng lực (10). Chương trình đào tạo dựa trên chuẩn năng lực ĐD là nền tảng cho chương trình giảng dạy và là giải pháp can thiệp hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết về chương trình đào tạo do đó “Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam” , Luật khám bệnh, chữa bệnh và thông tư số 22/2013/TT-BYT về đào tạo liên tục ban hành đã đặt ra yêu cầu cần xây dựng tài liệu các chương trình đào tạo liên tục theo chuẩn năng lực ĐD với loại hình đào tạo phù hợp với thực tế tại Việt Nam đòi hỏi phải có những chương trìnhđào tạo về các giải pháp can thiệp (11,12,13) .
Trên thế giới, có nhiều chương trình đào tạo chăm sóc dựa trên các chuẩn năng lực đã được phát triển (14,15), đáp ứng sự mong đợi về đào tạo thực tế của ĐD tại các bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay chưa có chuẩn năng lực hút đờm dành cho ĐD được xây dựng, làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo dựa vào năng lực theo xu hướng quốc tế nhưng phù hợp với chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam. Để phát triển chương trình đào tạo hút đờm dựa vào năng lực có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tế thì việc xây dựng khung năng lực cho các QTKT chăm sóc, đặc biệt là qui trình hút đờm là hết sức quan trọng.
Bệnh viện Nhân dân 115 là BV đa khoa tuyến cuối của TP.HCM với 1600 giường, số lượng NB khám chữa bệnh luôn trong tình trạng quá tải, như năm 2018 là 116% (16). Trung bình mỗi ngày các ĐD thực hiện cho khoảng 140 NB hút đờm với 626 lần. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nên kiến thức và thực hành hút đờm của ĐD còn hạn chế vì thế chưa thực hiện QT hút đờm theo chuẩn năng lực. Một số nguyên nhân chính như: chưa xây dựng được chuẩn năng lực hút đờm cho ĐD, chưa có chương trình đào tạo qui trình hút đờm theo chuẩn năng lực ĐD. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy năng lực của ĐD cho hút đờm cần phải được ưu tiên giải quyết, vì thế chúng tôi thực hiện NC: “Xây dựng và đánh giá kết quả chương trình3 đào tạo qui trình hút đờm theo chuẩn năng lực cho điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2017 – 2018”. Nghiên cứu mang tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, sẽ góp phần cải thiện thực hành hút đờm của ĐD không những tại BVND 115 mà còn cho cả các cơ sở y tế khác khi chương trình được ban hành và áp dụng rộng rãi.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm cho điều dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115 năm
2017.
2. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo qui trình hút đờm theo chuẩn năng
lực cho điều dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2018.
3. Đánh giá kết quả chương trình đào tạo qui trình hút đờm theo chuẩn năng lực cho
Điều dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115 sau 6 tháng đào tạo năm 2019

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………… iii
LỜI CÁM ƠN……………………………………………………………… iv
MỤC LỤC……………………………………………………………………… v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………. x
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………… xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ…………………………………………………………… xiii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………… xiv
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………. xv
TRANG THÔNG TIN GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN………………………… xvi
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………. 4
1.1. Tổng quan hút đờm.………………………………………………………… 4
1.1.1. Định nghĩa hút đờm………………………………………………………. 4
1.1.2. Mục đích hút đờm.……………………………………………………..… 4
1.1.3. Trường hợp áp dụng hút đờm.……………………………………………. 4
1.1.4. Phân loại hút đờm.………………………………………………………… 4
1.1.5.Tầm quan trọng của hút đờm đối với công tác chăm sóc sức khỏe………… 5
1.1.6 Vai trò của điều dưỡng trong hút đờm……………………………………… 6
1.2. Chuẩn năng lực của điều dưỡng……………………………………………… 8
1.2.1. Định nghĩa năng lực……………………………………………………….. 8
1.2.2. Chuẩn năng lực ngành điều dưỡng trên thế giới…………………………… 8
1.2.3. Một số nguyên tắc đánh giá chuẩn năng lực……………………………….. 12
1.3. Qui trình hút đờm và chương trình đào tạo hút đờm theo chuẩn năng lực…… 14
1.3.1. Qui trình hút đờm………………………………………………………….. 14
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến thực hiện qui trình hút đờm ở ĐD bệnh viện……. 15
1.3.3. Chương trình đào tạo hút đờm theo chuẩn năng lực……………………….. 23
1.4. Các mô hình can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành hút đờm của ĐD…….. 29vi
1.5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu……………………………………… 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 35
2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của ĐD……………………. 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 36
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………… 36
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………. 36
2.1.4. Cỡ mẫu…………………………………………………………………… 36
2.1.5. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………… 36
2.1.6. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………… 36
2.1.7. Biến số nghiên cứu………………………………………………………… 41
2.1.8. Cách tính điểm xây dựng chuẩn năng lực hút đờm………………………… 41
2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu về năng lực hút đờm của ĐD………………… 41
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 41
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………… 42
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………. 42
2.2.4. Cỡ mẫu…………………………………………………………………… 42
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………… 42
2.2.6. Cách tính điểm kiến thức, thực hành trong nghiên cứu.…………………… 46
2.3. Giai đoạn 3: Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo qui trình hút đờm
theo chuẩn năng lực………………………………………………………………. 48
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 48
2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………… 48
2.3.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………. 48
2.3.4. Cỡ mẫu…………………………………………………………………… 48
2.3.5. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………… 49
2.3.6. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………… 49
2.7.8. Cách tính điểm……………………………………………………………… 54
2.4. Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả chương trình can thiệp đào tạo qui trình hút
đờm theo chuẩn năng lực cho ĐD……………………………………..………….
58vii
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 58
2.4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………… 58
2.4.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………. 58
2.4.4. Cỡ mẫu…………………………………………………………………… 58
2.4.5. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………… 58
2.4.6. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………… 58
2.4.7. Cách tính chỉ số hiệu quả…………………………………………………… 59
2.5. Các chỉ số đánh giá chính trước và sau can thiệp……………………………. 60
2.6. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………… 60
2.6.1. Phương pháp làm sạch số liệu……………………………………………… 60
2.6.2. Phần mềm nhập liệu……………………………………………………….. 61
2.6.3. Phân tích số liệu……………………………………..…………………….. 61
2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu……………………………………………… 62
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………………….. 64
3.1. Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm………………………………………….. 64
3.2. Đánh giá thực trạng năng lực hút đờm của ĐD năm 2017…………………… 82
3.3.Đánh giá kết quả triển khai chương trình đào tạo hút đờm theo năng lực ĐD 91
3.4. Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp nhằm cải thiện năng lực hút đờm
của ĐD sau 6 tháng đào tạo năm 2019 …………………………………………. 98
3.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp sau 6 tháng đào tạo năm 2019………………….. 104
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………… 105
4.1. Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của ĐD………………………………….. 105
4.2. Thực trạng năng lực hút đờm của ĐD………………………………………. 107
4.3. Những yếu tố liên quan đến năng lực hút đờm của ĐD……………………… 113
4.4. Đánh giá kết quả triển khai chương trình đào tạo qui trình hút đờm theo
chuẩn năng lực…………….. …………………………………………………… 117
4.5. Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo trong cải thiện năng lực hút đờm
của ĐD sau 6 tháng đào tạo năm 2019….……………………………………….. 122
4.6. Đánh giá theo chỉ số hiệu quả……………………………………………….. 126viii
4.7. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu…………………………………………. 127
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….. 132
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………….. 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ………………… 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 138
PHỤ LỤC 1
Phụ lục 1.1. Chuẩn năng lực hút đờm…………………………………………… 146
Phụ lục 1.2. Bảng diễn giải năng lực hút đờm……………………………………. 149
Phục lục 1.3. Bảng liên kết giữa chuẩn năng lực và bộ câu hỏi…………………… 155
PHỤ LỤC 2: BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG………………. 165
Phụ lục 2.1. Bộ câu hỏi kiến thức ĐD về chăm sóc hút đờm…………………….. 165
Phụ lục 2.2. Bảng tính điểm kiến thức…………………………………………… 176
Phụ lục 2.3. Bảng kiểm thực hành hút đờm của ĐD……………………………… 179
PHỤ LỤC 3: BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH…………………… 183
Phụ lục 3.1. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu điều dưỡng trưởng khoa, bác sĩ…… 183
Phụ lục 3.2. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu giáo viên………………………….. 186
Phụ lục 3.3. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu điều dưỡng viên…………………… 189
PHỤ LỤC 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUI TRÌNH HÚT ĐỜM
THEO CHUẨN NĂNG LỰC…………………………………………………… 192
Phụ lục 4.1. Lịch học lớp chăm sóc hút đờm theo năng lực……………………… 192
Phụ lục 4.2. Lịch giảng thực hành tại các khoa……….………………………….. 196
Phụ lục 4.3. Kế hoạch buổi báo cáo khóa đào tạo chăm sóc hút đờm…………….. 197
Phụ lục 4.4. Phiếu chấm điểm trình bày kết quả học tập…………………….…… 198
Phụ lục 4.5. Phiếu đánh giá chương trình đào tạo qui trình hút đờm theo chuẩn
năng lực…………………………………………………………………………..
199
Phụ lục 4.6. Kết hợp năng lực và các phương pháp giảng dạy…………………… 201
Phụ lục 4.7. Kế hoạch triển khai chương trình đào tạo qui trình hút đờm theo
năng lực………………………………………………………………………….. 203
PHỤ LỤC 5: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU…………………. 204ix
PHỤ LỤC 6: SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ……………………………… 207
PHỤ LỤC 7: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU………………………………….. 2

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Khung năng lực 9
Bảng 1.2 Phương pháp đánh giá chuẩn năng lực theo tháp năng lực Miller 12
Bảng 1.3 Một số quy trình đào tạo điều dưỡng 13
Bảng 1.4 Tổng hợp một số nghiên cứu về qui trình hút đờm 20
Bảng 2.1 Khung năng lực hút đờm của điều dưỡng 40
Bảng 2.2 Một số biến số nghiên cứu chính 41
Bảng 2.3 Điểm năng lực hút đờm 48
Bảng 2.4 Tổng hợp các bộ công cụ nghiên cứu 59
Bảng 2.5 Chỉ số của nghiên cứu 60
Bảng 3.1 Các chuẩn năng lực hút đờm vòng 1 74
Bảng 3.2 Các chuẩn năng lực hút đờm vòng 2 77
Bảng 3.3 Các chuẩn năng lực chưa đạt sự đồng ý cao 80
Bảng 3.4 Thông tin chung về điều dưỡng tham gia nghiên cứu 82
Bảng 3.5 Điểm trung bình và tỷ lệ đạt năng lực nhận định của ĐD về chăm
sóc hút đờm
83
Bảng 3.6 Điểm trung bình và tỷ lệ đạt năng lực lập kế hoạch của ĐD về chăm
sóc hút đờm
84
Bảng 3.7 Điểm trung bình và tỷ lệ đạt năng lực thực hiện kế hoạch của ĐD
về chăm sóc hút đờm
85
Bảng 3.8 Điểm trung bình và tỷ lệ đạt năng lực đánh giá của ĐD về chăm sóc
hút đờm
86
Bảng 3.9 Điểm trung bình và tỷ lệ đạt năng lực giao tiếp, làm việc nhóm của
ĐD về chăm sóc hút đờm
87
Bảng 3.10 Đánh giá năng lực chăm sóc hút đờm của ĐD 88
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa một số yếu tố với năng lực hút đờm của ĐD 88
Bảng 3.12 Tóm tắt thực trạng chăm sóc hút đờm theo năng lực của điều dưỡng 89
Bảng 3.13 Khung chương trình đào tạo dựa trên kết quả điều tra ban đầu 92xii
Bảng 3.14 Khung chương trình đào tạo cụ thể 93
Bảng 3.15 Điều dưỡng đánh giá chương trình đào tạo qui trình hút đờm theo
chuẩn năng lực
95
Bảng 3.16 Năng lực hút đờm của ĐD trước và sau can thiệp 98
Bảng 3.17 Đánh giá điểm trung bình năng lực hút đờm của ĐD trước và sau
đào tạo
102
Bảng 3.18 Hiệu quả về năng lực hút đờm của ĐD trước và sau đào tạo 103
Bảng 4.1 Mô hình xây dựng chương trình đào tạo 11

Leave a Comment