Xây dựng và đánh giá mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại tuyến xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Xây dựng và đánh giá mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại tuyến xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Xây dựng và đánh giá mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại tuyến xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội.Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, hiện tại đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn có xu hướng giảm mạnh thì các bệnh không lây nhiễm (NCDs) lại tăng, chiếm 67,4% số người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế vào năm 2014 [1]. Bệnh tăng huyết áp (THA) là một trong các NCDs và là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất. Ở Việt Nam bệnh THA gia tăng nhanh tại cộng đồng, theo các số liệu điều tra cho thấy năm 1960 tỷ lệ THA mới có 1% dân số trưởng thành ở miền Bắc, năm 1992 tăng lên 11,7% dân số; năm 2008 có 25,1% dân số trên 25 tuổi mắc THA [2],[3]. Năm 2018, Bộ Y tế đã ước tính Việt Nam có khoảng 12  triệu người bị THA [4], nếu không có biện pháp dự phòng và quản lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 21 triệu người Việt Nam bị THA [2],[3]. 

THA là bệnh nguy hiểm với các biến chứng, có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề. Nguyên nhân thường do người bệnh THA chỉ đến bệnh viện khám và điều trị khi thấy khó chịu, thường ở giai đoạn muộn, đã có biến chứng do không được phát hiện kịp thời hoặc có phát hiện nhưng điều trị chưa đúng phác đồ, bệnh nhân khi thấy chỉ số huyết áp về bình thường là tự ý bỏ thuốc hoặc chỉ điều trị một đợt, không khám lại, theo dõi hàng ngày… Những biến chứng do bệnh THA gây ra như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận… ngày càng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã hội, với chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân THA đợt điều trị nội trú khoảng 6 ngày tại Việt Nam là 65 USD, nếu bệnh nhân có kèm theo lipid máu cao thì chi phí điều trị là 78 USD [5], chi phí càng cao khi bệnh nhân có kèm theo các biến chứng khác như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Như vậy, rất cần có các giải pháp, mô hình quản lý hữu hiệu để phát hiện bị THA sớm và điều trị kịp thời, liên tục để kiểm soát được huyết áp, giảm những biến chứng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh và giảm chi phí cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cho người dân không vì mục đích lợi nhuận, BHYT giúp giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân khi ốm đau, tai nạn [6]. Năm 2017, tỷ lệ người dân Hà Nội có thẻ BHYT chiếm 83,8% dân số và người có thẻ BHYT của Thành phố đi khám chữa bệnh THA là 1.217.198 lượt với chi phí 583 tỷ đồng [7]. Như vậy, BHYT đóng vai trò quan trọng với người bệnh THA cần phải điều trị thường xuyên, liên tục và lâu dài.
Giai đoạn trước 2015, việc quản lý thanh toán BHYT điều trị THA chủ yếu áp dụng từ tuyến thành phố trở lên và một số bệnh viện tuyến huyện nhưng mô hình quản lý chưa thống nhất. Đối với tuyến xã chưa có mô hình quản lý và thanh toán BHYT bệnh THA trên địa bàn Hà Nội, chính vì vậy người bệnh THA chưa được quản lý theo dõi điều trị tại cộng đồng, hàng tháng phải đi tới bệnh viện huyện, thành phố để được khám, tư vấn, cấp thuốc gặp không ít khó khăn về đi lại, thủ tục chuyển viện cũng như tăng gánh nặng về chi phí. Việc xây dựng mô hình quản lý và thanh toán BHYT cho bệnh nhân bệnh THA tại tuyến xã giúp cho người dân được quản lý sức khoẻ và giảm chi phí. 
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và đánh giá mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại tuyến xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội” với các mục tiêu: 
1. Mô tả thực trạng tăng huyết áp và quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2014.
2. Xây dựng và đánh giá kết quả mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN    i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT    vi
DANH MỤC BẢNG    viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ    ix
DANH MỤC HÌNH    ix
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Một số khái niệm và nội dung liên quan    3
1.1.1. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế toàn dân    3
1.1.2. Quản lý và quản lý bảo hiểm y tế    4
1.1.3. Quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tại tuyến xã    5
1.1.4. Chính sách Bảo hiểm y tế Việt Nam    6
1.1.5. Tình hình bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam    9
1.2. Thực trạng quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tại tuyến xã    10
1.2.1. Thực trạng cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện bảo hiểm y tế    10
1.2.2. Thực trạng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã ở Việt Nam    10
1.2.3. Chi phí và quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã    14
1.3. Thực trạng tăng huyết áp và khám chữa bệnh tăng huyết áp    17
1.3.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và ở Việt Nam    17
1.3.2. Thực trạng khám, điều trị tăng huyết áp tại tuyến xã/phường    19
1.4. Mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam    20
1.4.1. Cơ chế, chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bệnh tăng huyết áp tại tuyến xã    20
1.4.2. Quản lý bệnh tăng huyết áp tại trạm y tế xã    21
1.4.3. Một số mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam    23
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu    28
1.5.1. Một số đặc điểm về địa lý, dân cư liên quan đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của huyện Sóc Sơn    28
1.5.2. Thực trạng cơ quan thực hiện bảo hiểm y tế huyện Sóc Sơn    30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    32
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu    32
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu    33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu    34
2.2. Phương pháp nghiên cứu    34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    34
2.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu và các biến số nghiên cứu    35
2.2.3. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu    36
2.2.4. Các biến số, chỉ số và nội dung của nghiên cứu    38
2.2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu và công cụ thu thập số liệu    43
2.2.6. Khái niệm, định nghĩa dùng trong nghiên cứu    45
2.2.7. Phân tích số liệu    47
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu    48
2.4. Tổ chức và nhân lực tham gia nghiên cứu    48
2.4.1. Tổ chức nghiên cứu    48
2.4.2. Nhân lực tham gia nghiên cứu và vai trò của nghiên cứu sinh    51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    52
3.1. Thực trạng tăng huyết áp và quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại hai xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội    52
3.1.1. Thực trạng tăng huyết áp của người dân ở Mai Đình và Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội    52
3.1.2. Bao phủ bảo hiểm y tế của người dân hai xã, huyện Sóc Sơn    57
3.1.3. Quản lý bảo hiểm trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại hai xã    58
3.2. Xây dựng và đánh giá kết quả mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại tuyến xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội    65
3.2.1. Mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại tuyến xã    65
3.2.2. Kết quả thực hiện mô hình    67
3.2.3. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp    69
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    93
4.1. Thực trạng tăng huyết áp và quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyện Sóc Sơn    93
4.1.1. Thực trạng tăng huyết áp của người dân    93
4.1.2. Thực trạng bao phủ bảo hiểm y tế    95
4.1.3. Quản lý khám chữa bệnh với bảo hiểm y tế tại tuyến xã    98
4.2. Xây dựng và đánh giá kết quả mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại Trạm y tế xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội    104
4.2.1. Về xây dựng mô hình và vận hành mô hình    104
4.2.2. Sự phù hợp của mô hình    107
4.2.3. Hiệu suất của mô hình    110
4.2.4. Kết quả đạt được của mô hình can thiệp    111
4.2.5. Tác động của mô hình can thiệp    114
4.2.6. Tính bền vững của can thiệp    116
4.2.7. Khó khăn, thuận lợi trong xây dựng và triển khai mô hình    117
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu    121
4.3.1. Những điểm mới, ưu điểm của nghiên cứu    121
4.3.2. Một số hạn chế của nghiên cứu    122
KẾT LUẬN    125
KIẾN NGHỊ    127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang

3.1.     Thông tin chung của đối tượng khám sàng lọc tăng huyết áp    52
3.2.     Tiền sử tăng huyết áp của đối tượng khám sàng lọc     53
3.3.     Điều trị tăng huyết áp trong nhóm có tiền sử tăng huyết áp     54
3.4.     Thực trạng tăng huyết áp thời điểm khám sàng lọc    55
3.5.     So sánh số người tham gia bảo hiểm y tế tại xã Mai Đình,    57
3.6.     Số bệnh nhân khám, điều trị tăng huyết áp theo thẻ bảo hiểm y tế tại Mai Đình và Bắc Sơn    59
3.7.     Tổng hợp chi phí cho bệnh nhân điều trị tăng huyết áp    61
3.8.     Tình hình cân đối quỹ bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã    62
3.9.     Kết quả thực hiện mô hình theo hoạt động    68
3.10.     Thông tin chung về bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế được quản lý điều trị tại Mai Đình và Bắc Sơn    69
3.11.     Tiền sử bệnh, yếu tố nguy cơ của bệnh nhân tăng huyết áp    70
3.12.     Phân bố huyết áp của bệnh nhân thời điểm khám ban đầu    71
3.13.     Phân bố các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp    72
3.14.     Kiến thức về yếu tố nguy cơ tăng huyết áp     74
3.15.     Sự thay đổi kiến thức về yếu tố nguy cơ tăng huyết áp     75
3.16.     Kiến thức về cách phòng tăng huyết áp    76
3.17.     Sự thay đổi kiến thức về cách phòng tăng huyết áp     77
3.18.     Sự thay đổi kiến thức về mức độ nguy hiểm, biến chứng    78
3.19.     Sự thay đổi kiến thức điều trị tăng huyết áp     79
3.20.     Sự thay đổi kiến thức chung về phòng chống tăng huyết áp    80
3.21.     Thực hành chế độ ăn uống, luyện tập trong điều trị tăng huyết áp    81
3.22.     Thực hành điều trị tăng huyết áp    82
3.23.     Sự thay đổi thực hành chung về phòng chống tăng huyết áp    83
3.24.     Mô hình đa biến về mối liên quan giữa thực hành điều trị    86

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ    Tên biểu đồ    Trang

1.1.     Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2005-2017, Việt Nam    9
1.2.      Tỷ lệ mắc tăng huyết áp tại Việt Nam theo thời gian    19
3.1.     Phân bố điều trị tăng huyết áp trong những người mắc tăng huyết áp ở thời điểm khám sàng lọc     56
3.2.     Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tại  xã Mai Đình, xã Bắc Sơn năm 2014-2018 và chỉ tiêu năm 2019-2020    57
3.3.     Phân độ tăng huyết áp của các bệnh nhân    71
3.4.     Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim mạch cao    73
3.5.     Phân bố bệnh nhân tăng huyết áp đã từng được điều trị    73
3.6.     Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu theo thời gian tái khám    83
3.7.     Đường Kaplan-Meier phân tích xác suất đạt huyết áp mục tiêu của bệnh nhân được quản lý điều trị tăng huyết áp theo xã     84
3.8.     Tỷ lệ duy trì huyết áp mục tiêu theo thời gian đạt huyết áp mục tiêu của bệnh nhân     85

DANH MỤC HÌNH

Hình    Tên hình    Trang

1.1.     Mô hình quan hệ 3 bên trong quy trình KCBBHYT     6
1.2.    Các giai đoạn quá trình hình thành Bảo hiểm y tế Việt Nam     8
2.1.     Thiết kế nghiên cứu các giai đoạn can thiệp    34
2.2.     Khung lý thuyết nghiên cứu    36
3.1.     Sơ đồ mô hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng huyết áp tại tuyến xã huyện Sóc Sơn, Hà Nội    66
DANH MỤC HỘP

Hộp    Tên hộp    Trang

3.1.     Mô hình quản lý BHYT trong điều trị THA là phù hợp    87
3.2.     Cách thức triển khai mô hình là phù hợp    88
3.3.     Hiệu suất của mô hình cao    88
3.4.     Nhân lực đảm bảo triển khai mô hình    89
3.5.     Kinh phí phù hợp    89
3.6.     Có sự phối hợp ban ngành tốt    89
3.7.     Tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế xã    90
3.8.     Giảm chi phí và tăng niềm tin của người dân vào BHYT    91
3.9.     Năng lực của các cán bộ y tế cơ sở được tăng cường    91
3.10.     Có tác động đến cộng đồng, bệnh nhân và chính sách    91
 

 

Leave a Comment