Xét nghiệm di truyền trong chẩn đoán trước sinh bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
Tăng sản thượng thận bẩm sinh (TSTTBS-CAH) là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. 95% trường hợp TSTTBS là do thiếu hụt hoạt động của enzyme 21-OH. Gene CYP21A2 nằm trên cánh ngắn NST số 6 (6p21.3) mã hoá cho enzyme 21-OH. Mục tiêu: Phát hiện các kiểu đột biến trên gene CYP21A2 trong chẩn đoán trước sinh bệnh TSTTBS. Đối tượng và phương pháp: 02 mẫu dịch ối của 02 gia đình có con đầu bị bệnh TSTTBS. Sử dụng kỹ thuật MLPA và kỹ thuật giải trình tự gene để sàng lọc các đột biến trên gen CYP21A2. Kết quả: Gia đình 1 có mẹ mang đột biến dị hợp tử mất đoạn 30Kb, bố mang đột biến dị hợp tử mất đoạn 30Kb, thai nhi là trẻ gái mang đột biến đồng hợp mất đoạn 30Kb (Exon 3 hybrid)- là đột biến thường gặp ở bệnh nhân TSTTBS thể mất muối. Gia đình thứ 2 có mẹ mang đột biến dị hợp tử A/C659G, bố mang đột biến dị hợp tử mất đoạn 30Kb; thai nhi là trẻ trai mang đột biến dị hợp mất đoạn 30Kb- là người bình thường mang gene đột biến. Kết luận: Kỹ thuật MLPA và kỹ thuật giải trình tự gene là phương pháp chính xác cho phép sàng lọc toàn bộ các kiểu đột trên gene, là cơ sở vững chắc để phòng bệnh bằng chẩn đoán và điều trị trước sinh. Quá trình chẩn đoán trước sinh chỉ được thực hiện trên những gia đình đã biết kiểu đột biến.
Từ khoá: Bệnh TSTTBS, Kỹ thuật MLPA, Kỹ thuật giải trình tự gene
I. Đặt vấn đề
Tăng sản thượng thận bẩm sinh (TSTTBS) là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, được đặc trưng bởi sự thiếu hụt hoạt động của một trong các enzyme cần thiết để tổng hợp cortisol từ cholesterol của vỏ thượng thận như: 21-hydroxylase (21-OH), 11 P-hydroxylase (11- OH), 17- hydroxylase (17-OH), 3p- hydroxysteroid dehydrogenase (3p- HSD) và 20/22 Desmolase (1). Trong đó, 90- 95% trường hợp TSTTBS là do thiếu hụt hoạt động của enzyme 21-OH (4, 5).
Sự thiếu hụt hoạt động của 21-OH dẫn đến sự thiếu hụt cortisol và/ hoặc thiếu hụt
aldosterone cũng như thừa adrogen thượng thận (1). Biểu hiện lâm sàng của TSTTBS tuỳ thuộc
1
vào mức độ thiếu hụt hoạt động của enzyme, bao gồm: Thể nam hoá đơn thuần: có biểu hiện nam hoá bộ phận sinh dục ngoài ở trẻ gái và tình trạng giả dạy thì sớm ở trẻ trai; Thể mất muối, với các triệu chứng lâm sàng tương tự, và có kèm theo thếu hụt aldosterone ở trẻ sơ sinh; Thể không cổ điển hoặc khởi phát muộn: với các triệu chứng lâm sàng như giả dậy thì sớm ở trẻ gái, hội chứng rậm lông, buồng trứng đa nang và giảm khả năng thụ tinh (6, 8).
Vùng gene mã hoá cho enzyme 21-OH gồm 2 gene: gene CYP21 và gene giả CYP21P- nằm giữa vùng phức hợp hoà hợp mô chủ yếu (Major Histiocompatibility Complex- MAC- cạnh gene HLA). Vùng gene này nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể số 6 (6p2.1-3) có độ lớn xấp xỉ 30kb. Gene CYP21 và CYP21P nằm xen kẽ với hai gene mã hoá cho bổ thể C4A và C4B. Gene CYP21 là thành viên của nhóm P450 mà đặc hiệu bởi C21 trong tiền chất steroid vỏ thượng thận. Gene CYP21P là gene bất hoạt, gene CYP21 mã hoá cho enzyme 21-OH (5, 7). Mỗi gene CYP21 và CYP21P có độ lớn xấp xỉ 3kb gồm 10 exon, hai gene này có trình tự tương đồng giống nhau đến 98%. Trình tự của giả gene CYP21P có các loại đột biến thường thấy trên bệnh nhân TSTTBS. Qua quá trình phân bào giảm nhiễm, sự bắt chéo không đồng đều giữa các cặp nhiễm sắc thể sẽ dẫn tới việc các trình tự ở vùng giả gene sẽ chuyển sang gene CYP21 gây nên đột biến trên gene (7, 8). 95% các đột biến trên gene CYP21 là do đột biến chuyển đoạn từ giả gene CYP21P, 5% còn lại là do tự gene CYP21 bị đột biến. Kiểu đột biến có liên quan chặt chẽ đến kiểu hình của bệnh TSTTBS (5).
Nguy cơ sinh con mắc TSTTBS trong một lần sinh đối với những gia đình mà bố mẹ là người mang gen bệnh là 25% . Xét nghiệm di truyền xác định đột biến trên gen CYP21 là điều kiện cần và đủ trong chẩn đoán trước sinh bệnh TSTTBS, ngoài ra, còn giúp xác định giới tính chính xác của thai nhi. Điều này có liên quan chặt chẽ đến điều trị trước sinh, trong trường hợp thai nhi nữ và mắc bệnh TSTTBS, tránh quá trình nam hoá gây bất thường bộ phận sinh dục sau khi sinh. Cũng như có thể dừng điều trị trong trường hợp thai nhi nam hoặc thai nhi không mắc bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu:
1. Áp dụng kỹ thuật MLPA và kỹ thuật giải trình tự gene trong chẩn đoán trước sinh bệnh TSTTBS.
2. Một số khuyến cáo về chẩn đoán trước sinh cho các gia đình có tiền sử bệnh TSTTBS.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích