XƠ NANG TỤY BẨM SINH Ở TRẺ EM-BÁO CÁO CA BỆNH HIẾM
XƠ NANG TỤY BẨM SINH Ở TRẺ EM-BÁO CÁO CA BỆNH HIẾM
Bạch Thị Ly Na1, Nguyễn Phạm Anh Hoa1, Trần Phương Thanh1, Đỗ Văn Đô1, Nguyễn Thị Hoàng Giang1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Xơ nang tụy (Cystic fibrosis – CF) là một bệnh lý di truyền lặn gây nên bởi đột biến gen mã hóa cho protein liên kết màng có chức phận điều hòa dẫn truyền qua màng xơ nang (CFRT), nằm trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 7. Bệnh phổ biến ở chủng tộc có nguồn gốc từ Châu Âu và hiếm gặp ở các tộc người khác như Châu Á, Bắc Phi, Caribbean. Kiểu hình đặc trưng của CF gồm bệnh phổi tiến triển, thiếu hụt tuyến tụy ngoại tiết dẫn tới kém hấp thu ở ruột, bất thường ruột non gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và các rối loạn khác. Chúng tôi báo cáo ca bệnh xơ nang tụy đầu tiên được chẩn đoán tại bệnh viện Nhi Trung ương, là một bệnh nhi 7 tháng tuổi với biểu hiện viêm phổi tái diễn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, tăng men gan và suy dinh dưỡng nặng và được chẩn đoán xác định bằng phân tích gen. Mục đích thông qua bài báo cáo nhằm giúp các bác sỹ lâm sàng có thể nghĩ tới sàng lọc CF với các bệnh nhân bệnh lý phức tạp.
Xơ nang tụy là bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, hay gặp ở người da trắng hơn các chủng tộc da mầu. Tần suất mắc bệnh khoảng 1/3000 trẻ da trắng, 1/15.300 trẻ da đen và 1/32.000 trẻ Châu Á. Gen gây bệnh nằm trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 7, mã hóa cho protein liên kết màng, có chức phận điều hòa dẫn truyền qua màng xơ nang (CFTR). CFTR là kênh clorua điều hòa cAMP, điều hòa vận chuyển clorua và natri qua màng biểu mô. Bệnh chỉ biểu hiện ở dạng đồng hợp tử, những người mang độtbiến dị hợp tử có thể có những bất thường ở mức độ nhẹ và thường không biểu hiện kiểu hình. Đột biến gen phổ biến nhất là F508del, xảy ra ở khoảng 86% số alen mang đột biến. Cho tới nay, có khoảng gần 2000 đột biến trên genCRTR đã được công bố.Các triệuchứng của bệnh xơ nang rất đa dạng. Do hậu quả của sự tăng tiết dịch chất nhầy gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như hệ hô hấp gây viêm tiểu phế quản, tắc nghẽn đường thở do tăng tiết và nhiễm trùng hô hấp tái diễn.Sự suy giảm chức năng tụy nội tiết và ngoại tiết gây rối loạn tiêu hóa, sự thiếu hụt các enzyme tiêu hóa gây giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài phân mỡ, tắc ruột, chậm tăng trưởng.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com