Xoắn tinh hoàn: kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Việt Đức
Báo cáo nhằm đưa ra những kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị bệnh xoắn tinh hoàn và đồng thời đề xuất nh ững khuyến cáo nhằm làm giảm tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn. Kết quả: Tổng số 63 bệnh án đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn của nghiên cứu đã được đưa vào phân tích. tuổi trung bình của các bệnh nhân là 22 tuổi, thời gian đến khám bệnh là 145,27 giờ, 100% các bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của xoắn tinh hoàn như: Sưng đau bìu cấp tính, tinh hoàn nằm cao trong bìu và mật độ cứng chắc. Siêu âm chẩn đoán đúng 59/63 (93,65%) các trường hợp xoắn. Tỉ lệ cắt bỏ tinh hoàn là 84,1% (53/63 bệnh nhân), chỉ có 15,9% bảo tồn được tinh hoàn. Kết luận: Tuân thủ nghiêm ngặt qui trình khám lâm sàng là khâu quan trọng giúp loại trừ xoắn tinh hoàn trong các trường hợp đau bìu cấp tính khác. Siêu âm Doppler m ạch thừng tinh nên được tiến hành hàng loạt để chẩn đoán xác định và phân biệt bệnh. Đ ến khám bệnh muộn là yếu tố chính làm tăng tỉ lệ cắt bỏ tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn hay còn gọi là xoắn thừng tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh xoắn quanh trục của nó làm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn dẫn đến hậu quả cuối cùng là tinh hoàn thiếu máu và hoại tử. Xoắn tinh hoàn được coi là một cấp cứu trong tiết niệu với tỉ lệ mắc hàng năm vào khoảng 4.5/1000 nam giới dưới 25 tuổi [9]. Bệnh có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, nhưng hai thời điểm hay gặp nhất trong cuộc đời của một người nam giới là thời điểm xung quanh tuổi dậy thì (14 – 18 tuổi) chiếm khoảng 65% tổng số các trường hợp và thời kì trẻ nhũ nhi (từ 1 tháng đến 12 tháng tuổi) chiếm tỉ lệ ít hơn [3].
Đến khám muộn, chẩn đoán nhầm, điều trị
không đúng cách hay chậm trễ trong điều trị là những lí do chính dẫn đến việc cắt bỏ tinh hoàn do xoắn. Theo thống kê ở Anh, mỗi năm có khoảng 400 trẻ em phải cắt bỏ tinh hoàn do xoắn để muộn [3]. Tại bệnh viện Bình Dân, theo số liệu tổng kết 49 trường hợp điều trị tại khoa Nam học trong 2 năm 2008 – 2010 thì tỉ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn là 37/49 bệnh nhân chiếm 75,5% [1]. Còn tại bệnh viện Việt Đức, trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân đến khám về xoắn tinh hoàn và phải cắt bỏ tinh hoàn có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, trước thực tế đó vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và quá trình chẩn đoán cũng như điều trị bệnh xoắn tinh hoàn tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2005 đến năm 2010 để từ đó rút ra những kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị, đồng thời đề xuất những khuyến cáo nhằm làm giảm tỉ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích