Xu hướng môi trường và sức khỏe người lao động tại một công ty khai thác than tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018

Xu hướng môi trường và sức khỏe người lao động tại một công ty khai thác than tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018

Xu hướng môi trường và sức khỏe người lao động tại một công ty khai thác than tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.Khai thác than là một trong những ngành công nghiệp cung cấp năng lượng quan trọng cho sự phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù là khai thác than hầm lò hay khai thác than lộ thiên đều đóng góp rất nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã hội… 
Tuy nhiên khai thác than là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm [1], cùng với điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, các yếu tố tác hại nghề nghiệp có thể phát sinh trong quá trình khai thác chế biến than như là: bụi, ồn, rung, hơi khí độc….  đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, tăng tỷ lệ bệnh tật, nhất là các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp [2].

Tại Việt Nam, vấn đề môi trường lao động và sức khỏe người lao động trong ngành khai thác than cũng đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy môi trường lao động ngành than bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi bụi, hơi khí độc, tiếng ồn cũng như vi khí hậu nóng [3], [4], [5]. Nhiều vị trí lao động nồng độ bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 15-21%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi trong người lao động khai thác than từ 3-14%, trong đó khai thác than hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản mạn tính là khoảng 19,3% [1]. Làm việc trong môi trường lao động có nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp nên bệnh tật ở người lao động trong ngành than rất đa dạng, các bệnh hô hấp, ngoài da, mắt, cơ xương, đặc biệt là bệnh bụi phổi silic, bụi phổi than… [6], [7], [8], [9], [10]. 
Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn được thành lập đến nay được 59 năm. Mặc dù máy móc đã được cải tiến, mua sắm thay thế trang thiết bị máy móc đã được tiến hành nhưng chưa được đồng bộ. Hơn nữa than ở đây có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể tự bốc cháy sinh ra hơi khí độc như: CO, CO2, H2S, NO2, SO2. Các yếu tố môi trường lao động độc hại, bất lợi khác như bụi, ồn, rung, điều kiện vi khí hậu không thuận lợi cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Theo báo cáo của Công ty, hàng năm vẫn có người mắc mới bụi phổi silic nghề nghiệp. Bệnh bụi phổi silic là bệnh sơ hoá phổi, tiến triển không hồi phục do hít phải bụi có hàm lượng silic tự do cao [11], [12]. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Ngay cả sau khi người lao động được khám phát hiện bệnh, đi điều dưỡng phục hồi và chuyển vị trí làm việc khỏi môi trường bị ô nhiễm [13]. Vì vậy, việc nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe bệnh tật người lao động của Công ty sẽ giúp Công ty và người lao động chủ động dự phòng sớm các bệnh nghề nghiệp, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động nơi đây hiệu quả hơn. Đề tài nghiên cứu “Xu hướng môi trường và sức khỏe người lao động tại một công ty khai thác than tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018” nhằm 2 mục tiêu: 
1.    Mô tả xu hướng môi trường lao động Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.
2.    Mô tả xu hướng sức khỏe người lao động tại Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.

MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    11
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    33
1.1.    Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động và sức khỏe người lao động    33
1.1.1.    Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động    33
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe người lao động    66
1.2.    Môi trường lao động và sức khỏe của người lao động ngành than    88
1.3. Một số nghiên cứu về môi trường lao động ngành than trong nước và trên thế giới    1212
1.3.1. Thế giới    1212
1.3.2. Tại Việt Nam    1313
1.4. Một số nghiên cứu về sức khỏe người lao động ngành than trong nước và trên thế giới    1515
1.4.1. Thế giới    1515
1.4.2 Tại Việt Nam    1717
1.5. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu    1919
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    2323
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:    2323
2.1.1. Địa diểm    2323
2.1.2. Thời gian nghiên cứu    2323
2.2. Đối tượng nghiên cứu:    2323
2.2.1. Môi trường lao động    2323
2.2.2. Người lao động    2424
2.3. Phương pháp, thiết kế nghiên cứu    2525
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu    2525
2.4.1. Môi trường lao động    2525
2.4.2. Người lao động    2626
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu    2727
2.6.    Phương pháp thu thập số liệu    2828
2.7.    Xử lý và phân tích số liệu    2929
2.8. Đạo đức nghiên cứu    2929
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    3232
3.1. Môi trường lao động tại Công ty Than Na Dương – VVMI giai đoạn 2014-2018    3232
3.2 Sức khỏe người lao động ở Công ty Than Na Dương – VVMI giai đoạn 2014 – 2018.    4040
Chương 4: BÀN LUẬN     5252
4.1. Xu hướng môi trường lao động Công ty than Na Dương – VVMI, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.    5252
4.2. Xu hướng sức khỏe người lao động tại Công ty Than Na Dương – VVMI, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.    5858
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu    6565
KẾT LUẬN    66
KHUYẾN NGHỊ    68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động và sức khỏe người lao động    3
1.1.1.    Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động    3
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe người lao động    6
1.2.    Môi trường lao động và sức khỏe của người lao động ngành than    887
1.3. Một số nghiên cứu về môi trường lao động ngành than trong nước và trên thế giới     121211
1.3.1. Thế giới    121211
1.3.2. Tại Việt Nam    13
1.4. Một số nghiên cứu về sức khỏe người lao động ngành than trong nước và trên thế giới    15
1.4.1. Thế giới    15
1.4.2 Tại Việt Nam    171716
1.5. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu    19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:    23
2.1.1. Địa diểm    23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu    23
2.2. Đối tượng nghiên cứu:    23
2.2.1. Môi trường lao động    23
2.2.2. Người lao động    243
2.3. Phương pháp, thiết kế nghiên cứu    254
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu    2524
2.4.1. Môi trường lao động    2524
2.4.2. Người lao động    26
2.5.    Biến số, chỉ số nghiên cứu    276
2.6.    Phương pháp thu thập số liệu    28287
2.7.    Xử lý và phân tích số liệu    29298
2.8. Đạo đức nghiên cứu    29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    321
3.1. Môi trường lao động tại Công ty Than Na Dương – VVMI giai đoạn 2014-2018    321
3.2 Sức khỏe người lao động ở Công ty Than Na Dương – VVMI giai đoạn 2014 – 2018    4039
Chương 4: BÀN LUẬN    521
4.1. Xu hướng môi trường lao động Công ty than Na Dương – VVMI, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.    521
4.2. Xu hướng sức khỏe người lao động tại Công ty Than Na Dương – VVMI, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.    587
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu    654643
KẾT LUẬN    665
KHUYẾN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment