Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y ngoài công lập’’ trên địa bàn huyện Đông Anh

Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y ngoài công lập’’ trên địa bàn huyện Đông Anh

Tiểu luận tốt nghiệp lớp chuyên viên Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y ngoài công lập’’ trên địa bàn huyện Đông Anh.Mỗi khi đề cập đến sức khỏe, chúng ta thường nghe những câu nói như: “Sức khỏe là vàng”, “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh tật chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất, đó là có sức khỏe”. Sức khỏe là một tài sản vô giá của con người, có sức khỏe là có tất cả. Nhưng không phải ai cũng hiểu được giá trị đó, bởi quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử” không ai có thể tránh khỏi. Do vậy khi bị ốm đau, bệnh tật cần phải dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng dùng thuốc như thế nào cho có hiệu quả thì không phải ai cũng hiểu được. Việc sử dụng thuốc cần phải có một đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu về nghiệp vụ mới hiểu rõ được tính năng, tác dụng của thuốc và sử dụng một cách an toàn, hợp lý, có hiệu quả, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mục tiêu chung là “Phấn đấu để mọi người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về tinh thần giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”.
Đông Anh là một Huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc. Diện tích tự nhiên là 18.230 ha, tổng số dân 416.031 trong đó có 374.666 nhân khẩu thường trú và 41.365 nhân khẩu tạm trú (số liệu tháng 9/2014).
Năm 2015, trên địa bàn huyện Đông Anh có 286 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập, trong đó có 232 cơ sở hành nghề dược và 54 cơ sở hành nghề y phân bố trên 24 xã, thị trấn. Công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập do đó cũng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, nhiều cơ sở hoạt động ngoài giờ hành chính, nhân lực, vật lực đảm bảo cho công tác quản lý hành nghề y, dược ngoài công lập còn yếu và thiếu.
Hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập đã góp phần đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; người dân có điều kiện chọn lựa cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán thuốc phù hợp với từng loại bệnh và khả năng kinh tế của mình; tạo điều kiện cho người bệnh phát hiện bệnh tật sớm, có thuốc điều trị đúng và được chữa bệnh, chăm sóc và theo dõi thường xuyên, kịp thời; góp phần giảm tải trong các bệnh viện công lập. Sự phát triển các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập cũng là động lực thúc đẩy các cơ sở công lập phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất lượng phục vụ, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động y dược ngoài công lập vẫn còn bộc lộ một số mặt tiêu cực như: hành nghề y, dược không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề… , khiến cho người bệnh không biết là họ đang sử dụng loại thuốc gì, nguy hiểm nhất là người bán cũng không biết được tác dụng và chỉ định của loại thuốc mà mình đem bán. Trong đó, các dịch vụ hành nghề y ngoài công lập ngày càng tăng về số lượng, quy mô dịch vụ cũng lớn hơn, các hình thức tổ chức loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Cùng với đó, việc theo dõi, điều hành và quản lý các hoạt động hành nghề y ngoài công lập trở nên phức tạp và cấp thiết. Là một chuyên viên tham mưu quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập tại Phòng y tế huyện, tôi quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y ngoài công lập’’ trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội để làm tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch Chuyên viên năm 2015 do Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội tổ chức.
2. Mục tiêuTiểu luận xử lý tình huống 
Tiểu luận được thực hiện nhằm hai mục tiêu lớn sau:
– Rèn kỹ năng nghiên cứu, vận dụng văn bản pháp luật vào thực tiễn công việc quản lý Nhà nước.
– Làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, ngoài công lập.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận này sử dụng phương pháp hồi cứu, phân tích.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận này được thực hiện dựa trên công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh.
5. Bố cục
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………………..1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………………………1
2. Mục tiêu………………………………………………………………………………………………..2
3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………3
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………………..3
5. Bố cục…………………………………………………………………………………………………..3
PHẦN II. NỘI DUNG……………………………………………………………………………………5
1. Mô tả tình huống ……………………………………………………………………………………5
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống………………………………………………………….7
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống……………………………………..9
3.1. Phân tích nguyên nhân: ……………………………………………………………………9
3.2. Hậu quả của tình huống: …………………………………………………………………10
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống…………….10
4.1. Xây dựng phương án:……………………………………………………………………..10
5. Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn…………………………………………..12
5.1. Lập kế hoạch: ………………………………………………………………………………..12Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 4
5.2. Tổ chức thực hiện:………………………………………………………………………….13
5.3. Kết quả: ………………………………………………………………………………………..15
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………….21
1. Kết luận ………………………………………………………………………………………………21
2. Kiến nghị …………………………………………………………………………………………….21
2.1. Đối với Bộ Y tế: …………………………………………………………………………….21
2.2. Đối với Sở Y tế. …………………………………………………………………………….22
2.3. Đối với các đối tượng hành nghề y dược ngoài công lập: ……………………

Leave a Comment