Xử trí vết thương do người và súc vật cắn

Xử trí vết thương do người và súc vật cắn

Tên bài báo:Xử trí vết thương do người và súc vật cắn

Tác giả:Lê Thanh Hải
Tên tạp chí:Thông tin Y dược
Năm xuất bản:2006Số:5Trang:15-16
Tóm tắt:
Các vết thương do người và súc vật cắn chiếm khoảng 1% số các trường hợp đến khoa cấp cứu, trong đó chủ yếu do chó cắn (80-90%), tiếp đến là do mèo, khỉ, chuột và người. Trẻ trai thường bị cắn nhiều hơn trẻ gái và chủ yếu xảy ra vào mùa hè. Do thường gặp và những biến chứng tiềm ẩn của các vết thương này, người thầy thuốc ở các cơ sở cấp cứu cần phải nắm vững cách tiếp cận và xử lý chúng. Thứ nhất, phải hỏi bệnh sử để biết được loại súc vật nào hay người cắn, hoàn cảnh bị cắn, thời gian bị cắn, tiền sử bệnh của trẻ trước đó; khám nội khoa toàn diện để xác định tình trạng chung của trẻ, khám kỹ vết thương; cần làm các xét nghiệm như công thức máu, nhóm máu, Xquang vùng thương tổn. Sau đó, phải xử trí vết thương: gây tê tại chỗ, rửa sạch vùng da xung quanh vết thương, khâu vết thương. Cuối cùng, sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm khuẩn và tiêm phòng uốn ván; tiêm thuốc phòng dại cho những vết cắn nghi ngờ dại.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment