1. RBC (Red blood cells – Số lượng hồng cầu)
– Là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.
– Giá trị bình thường:
+ Nam: 4,5 – 5,8 T/L
+ Nữ: 3,9 – 5,2 T/L
– Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài (bệnh tim, bệnh phổi…).
– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy…
2. HGB (Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố)
– Là lượng HST có trong một đơn vị máu toàn phần. Xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu.
– Giá trị bình thường:
+ Nam: 130 – 180 g/L
+ Nữ: 120 – 165 g/L
– Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính…
– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy…
Giá trị chẩn đoán:
– Thiếu máu khi:
+ Nam giới
+ Nữ giới
+ Khi HST
+ Khi HST
+ Khi HST
3. HCT (Hematocrit – Thể tích khối hồng cầu)
– Là tỉ lệ thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.
– Giá trị bình thường:
+ Nam: 0,39 – 0,49 L/L
+ Nữ: 0,33 – 0,43 L/L
– Tăng trong các trường hợp: cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính, rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu, bệnh đa hồng cầu.
– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy, thai nghén…
4. MCV (Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình hồng cầu)
– Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, MCV = HCT/RBC.
– Giá trị bình thường: 85 – 95 fL
– Tăng trong các trường hợp: Thiếu VTM B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, tăng sản hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tủy, tan máu cấp…
– Giảm trong các trường hợp: Thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…
5. MCH (Mean corpuscular hemoglobin – Lượng HST trung bình hồng cầu)
– Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu, MCH = Hb/RBC.
– Giá trị bình thường: 28 – 32 pg
– Tăng trong các trường hợp: thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, bệnh hồng cầu hình cầu di truyền…
– Giảm trong các trường hợp: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo.
6. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration – Nồng độ HST trung bình hồng cầu)
– Là nồng độ có trong một thể tích khối hồng cầu, MCHC = Hb/HCT.
– Giá trị bình thường: 320 – 360 g/L
– Tăng trong các trường hợp: Mất nước ưu trương, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường…
– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu đang hồi phục, thiếu máu do Folate hoặc VTM B12, xơ gan, nghiện rượu…
7. RDW (Red distribution width – Dải phân bố kích thước hồng cầu)
– Đánh giá mức độ đồng đều giữa các hồng cầu.
– Giá trị bình thường: 11 – 15%
8. WBC (White Blood Cells – Số lượng bạch cầu)
– Là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.
– Giá trị bình thường: 4 – 10 G/L
– Tăng trong các trường hợp: Viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid…
– Giảm trong các trường hợp: Suy tủy, nhiễm virus, dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng…
9. NEU (Neutrophil – Bạch cầu hạt trung tính)
– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính.
– Giá trị bình thường: 43 – 76%
2 – 8 G/L
– Tăng trong các trường hợp: Nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, áp se…), nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật lớn mất nhiều máu, stress, một số ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy…
– Giảm trong các trường hợp: nhiễm độc nặng, sốt rét, nhiễm virus, suy tủy, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sau xạ trị…
10. EO (Eosinophil – Bạch cầu hạt ưa acid)
– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.
– Giá trị bình thường: 2 – 4%
0,1 – 0,7 G/L
– Tăng trong các trường hợp: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu…
– Giảm trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…
11. BASO (Basophil – Bạch cầu hạt ưa base)
– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.
– Giá trị bình thường: 0 – 1%
0.01 – 0,25 G/L.
– Tăng trong các trường hợp: nhiễm độc, tăng sinh tủy, các rối loạn dị ứng…
– Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…
12. LYM (Lymphocyte – Bạch cầu lympho)
– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.
– Giá trị bình thường: 17 – 48%
1 – 5 G/L.
– Tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và virus, bệnh bạch cầu dòng lymphomanj, viêm loét đại tràng, suy thượng thận…
– Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, sử dụng thuốc corticoid…
13. MONO (Monocytes – Bạch cầu Mono)
– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.
– Giá trị bình thường: 4 – 8%
0,2 – 1,5 G/L
– Tăng trong các trường hợp: nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng mono, u lympho, u tủy…
– Giảm trong các trường hợp: nhiễm máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng thuốc corticoid…
14. PLT (Platelet – Số lượng tiểu cầu)
– Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.
– Giá trị bình thường: 150 – 400 G/L
– Tăng trong các trường hợp: hội chứng rối loạn sinh tủy, dị ứng, ung thư, sau cắt lách…
– Giảm trong các trường hợp:
+ Giảm sản xuất: suy tủy, xơ gan, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương (Dengue, Rubella, Viêm gan B,C…), bệnh giảm tiểu cầu, hóa trị…
+ Tăng phá hủy: phì đại lách, đông máu rải rác trong lòng mạch, các kháng thể kháng tiểu cầu…
15. MPV (Mean platelet volume – Thể tích trung bình tiểu cầu)
– Giá trị bình thường: 5 – 8 fL
– Tăng trong các trường hợp: bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, ĐTĐ, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, nhiễm độc do tuyến giáp…
– Giảm trong các trường hợp: thiếu máu do bất sản, hóa trị, bạch cầu cấp, lupus ban đỏ, giảm sản tủy xương…
16. PCT (Plateletcrit – Thể tích khối tiểu cầu)
– Giá trị bình thường: 0,016 – 0,036 L/L
– Tăng trong các trường hợp: ung thư đại trực tràng…
– Giảm trong các trường hợp: nhiễm nội độc tố, nghiện rượu…
17. PDW (Platelet distribution width – Dải phân bố kích thước tiểu cầu)
– Giá trị bình thường: 11 – 15%
– Tăng trong các trường hợp: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…
– Giảm trong các trường hợp: nghiện rượu…
18. P-LCR (Platelet Larger Cell Ratio – Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn:
– Là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu.
– Giá trị bình thường: 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L
– P-LCR tăng (thường kết hợp MPV tăng) được coi là một chỉ số về yếu tố nguy cơ liên quan đến các biến cố thiếu máu cục bộ/ huyết khối và nhồi máu cơ tim.
Ý nghĩa của xét nghiệm công thức máu
- Tác giả: Đang cập nhật
- Chuyên ngành: Huyết học – Truyền máu
- Nhà xuất bản:Đang cập nhật
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng