Yếu tố nguy cơ gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ từ 6 đến 16 tuổi tại thị xã uông bí tỉnh Quảng Ninh

Yếu tố nguy cơ gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ từ 6 đến 16 tuổi tại thị xã uông bí tỉnh Quảng Ninh

Trẻ chậm phát triển tinh thần (CPTTT) chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số trẻ khuyết tật, do vậy phòng ngừa dạng khuyết tật này có ý nghĩa lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Mục tiêu:Xác định các yếu tố nguy cơ gây chậm phát triển tinh thần ở trẻ từ 6 đến 16 tuổi trên địa bàn huyện Uống Bí – Quảng Ninh nhằm đề xuất biện pháp dự phòng sớm dạng khuyết tật này. Phương pháp:Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp, mẫu nghiên cứu gồm: 89 ca bệnh là toàn bộ trẻ chậm phát triển tinh thần được phát hiện trong điều tra từng hộ gia đình và 178 ca chứng là những trẻ cùng tuổi, cùng giới, ở gần nhà trẻ bệnh. Các chỉ số nghiên cứu là các yếu tố liên quan đến trẻ, mẹ, bố và gia đình trẻ ở các giai đoạn trước, trong và sau khi sinh. Số liệu được phân tích bằng các kiểm định thống kê mô tả, phân tích hai biến ghép cặp và hồi qui logic đa biến ghép cặp. Kết quả và kết luận:Có sự liên quan chặt chẽ giữa chậm phát triển tinh thần và: tiền sử gia đình bất thường (OR = 7,18), tiền sử ngạt khi sinh (OR = 6,78), sốt cao co giật (OR = 32,84), suy dinh dưỡng nặng ở trẻ (OR = 10,93). Khuyến nghị:tăng cường truyền thông về các yếu tố nguy cơ gây chậm phát triển tinh thần, tiên lượng và xử trí tốt các cuộc đẻ, hạn chế trẻ bị ngạt sau sinh, hướng dẫn người dân biết cách phòng các bệnh như sốt cao co giật và suy dinh dưỡng nặng.

Chậm phát triển tinh thần (CPTTT) là dạng khuyết tật có tỷ lệ rất cao trong các dạng tàn tật [2], [5], [6]. Tỷ lệ CPTTT dao động từ 1- 3% dân số và chiếm từ 8 – 25 % tổng số người tàn tật [2], [5], [6], [7]. Đã có nhiều nghiên cứu về các nguy cơ gây CPTTT trên thế giới. Kết quả của những nghiên cứu cho thấy CPTTT có mối liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ trước, trong và sau khi sinh. Tại các nước phát triển, những trẻ có mẹ hút thuốc lá, uống rượu trong thời kỳ mang thai có nguy cơ CPTTT cao hơn những trẻ khác, còn ở những nước kém và đang phát triển thì thấy những yếu tố nguy cơ hay gặp là: mẹ bị bệnh bướu cổ trong thời kỳ mang thai, mẹ có tiền sử nạo hút thai nhiều lần, mẹ bị ho, chảy nước mũi trong ba tháng đầu thời ký thai nghén, trẻ đẻ non, trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ khó, phải can thiệp sản khoa khi đẻ, trẻ bị ngạt khi đẻ, trẻ bị viêm não, màng não sau, trẻ bị sốt cao co giật sau khi đẻ, trẻ SDD nặng sau đẻ và nhiều nguy cơ khác nữa như mẹ có trình độ văn hoá thấp, mẹ có tuổi sinh đẻ quá thấp hoặc quá cao, v.v.[3]. Phần lớn các nguy cơ trên đều có thể phòng chống được. Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về nguy cơ gây CPTTT

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment