ặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin

ặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin

Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin.Chốc (Impetigo) là bệnh nhiễm trùng nông ở da, thường gặp, chiếm tới 90% trường hợp là ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh gặp nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới [1]Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da, virus, nấm phát triển. Cho nên, người dân dễ mắc các bệnh nhiễm trùng da trong đó có bệnh chốc.Nguyên nhân gây bệnh chốc thường do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn nhóm A hoặc phối hợp cả hai, có thể kết hợp với cả các loại vi khuẩn khác như : trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn yếm khí (proteus), làm cho hình thái thương tổn đa dạng, nhiều khi khó chẩn đoán. Những trường hợp bệnh tiến triển kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng tại chỗ như chốc loét, chàm hóa, viêm mô tế bào sâu…

Hoặc biến chứng toàn thân như áp xe nội tạng, viêm cầu thận, viêm màng trong tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.Có nhiều phương pháp điều trị chốc đã được áp dụng trên thế giới cũng như ở nước ta. Các phương pháp điều trị thường dùng thuốc sát trùng, kháng sinh tại chỗ đơn thuần hoặc phối hợp với kháng sinh toàn thân như: tetracyclin, penicillin, cloxacilin, erythromycin, amoxilin. đồng thời vệ sinh trong sinh hoạt và bồi dưỡng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay thấy ngày càng xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Đặc biệt là các chủng tụ cầu vàng kháng lại penicillin, methicilin (MRSA). Trong đó có việc chẩn đoán chưa kịp thời và điều trị chưa phù hợp (điều trị bao vây) có thể là nguyên nhân sinh ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc [2],[3],[4]. Cefixim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3, có tác dụng với nhiều chủng liên cầu (S. pyogenes; S. peumoniae; S. agalactiae) và các chủng cầu khuẩn, trực khuẩn khác. Thuốc đã được sử dụng ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới để điều trị các bệnh nhiễm trùng da và nội tạng.Fucidin có hoạt chất chính là fusidic acid diethanolamin, là loại kháng sinh kìm khuẩn, có bào chế dạng kem hoặc mỡ bôi ngoài da có tác
dụng với tụ cầu, liên cầu được dùng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm trùng da như hăm kẽ, chốc…

Để có thêm kinh nghiệm giúp cho việc chẩn đoán sớm, điều trị bệnhchốc kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế lây lan, phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra, hạn chế việc sinh ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin” với các mục tiêu:

1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan của bệnh chốc tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 3 đến tháng 9 năm 2014.

2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng uống kháng sinh cefixim kết
hợp bôi fucidin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………. 11
1.1. Đại cương về bệnh chốc …………………………………………………………….. 11
1.2. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh …………………………………………………. 15
1.3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh chốc ……………………………………………….. 18
1.3.1. Các hình thái lâm sàng …………………………………………………………. 18
1.3.2. Đặc điểm lâm sàng ………………………………………………………………. 19
1.4. Chẩn đoán ………………………………………………………………………………… 22
1.4.1. Chẩn đoán xác định ……………………………………………………………… 22
1.4.2. Chẩn đoán phân biệt …………………………………………………………….. 22
1.5. Các quan điểm điều trị ……………………………………………………………….. 23
1.5.1. Cefixim ………………………………………………………………………………. 25
1.5.2. Fucidin ……………………………………………………………………………….. 29
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 31
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ………………………………………………… 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 31
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ……………………………………………………………… 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 32
2.2.2. Biến số nghiên cứu ………………………………………………………………. 34
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu ……………………………………………… 35
2.2.4. Liệu trình điều trị …………………………………………………………………. 35
2.2.5. Cách đánh giá kết quả điều trị ……………………………………………….. 36
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………… 37
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………. 37
2.3.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………… 37
2.4. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………… 37
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………….. 37
6
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 38
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH CHỐC ………………………………………………………. 38
3.1.1. Các yếu tố liên quan bệnh chốc ……………………………………………… 38
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh chốc ……………………………………………….. 42
3.2. Kết quả nghiên cứu điều trị bệnh chốc …………………………………………. 46
3.2.1. Đặc điểm của hai nhóm nghiên cứu ……………………………………….. 46
3.2.2. Kết quả điều trị của hai nhóm ……………………………………………….. 46
3.2.3. So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm …………………………………….. 49
3.2.4. Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị …………………. 52
Chƣơng 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………….. 53
4.1. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH CHỐC …………………………………. 53
4.1.1. Giới tính……………………………………………………………………………… 53
4.1.2 Phân bố bệnh theo lứa tuổi …………………………………………………….. 54
4.1.3. Phân bố bệnh theo vùng, miền ………………………………………………. 56
4.1.4. Mùa mắc bệnh …………………………………………………………………….. 57
4.1.5. Phối hợp với các bệnh da khác …………………………………………….. 58
4.1.6. Bệnh chốc liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ……………….. 60
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH CHỐC …………………………….. 61
4.2.1. Thương tổn cơ bản ………………………………………………………………. 53
4.2.2. Triệu chứng toàn thân ………………………………………………………….. 64
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHỐC …………………………………………… 66
4.3.1. Kết quả điều trị bệnh chốc của nhóm 1 ……………………………………… 67
4.3.2. Kết quả điều trị bệnh chốc của nhóm 2 ………………………………….. 69
4.3.3. So sánh hiệu quả điều trị của 2 nhóm …………………………………….. 71
4.3.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc ………………………………….. 73
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 75
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment